Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Vì thế cho nên nhu cầu xét nghiệm để phát hiện tiểu đường hai kỳ đang ngày một tăng cao. Vậy thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai?
Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, và đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng béo phì, thai chết lưu, hay thiếu tháng.
Chính vì vậy, các mẹ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để được chẩn đoán sớm các biến chứng và kịp thời điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt để có thể nhận biết ngay rằng thai phụ đang mắc bệnh tiểu đường. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai từ 24 đến 28 tuần. Nhưng nếu thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, thì bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên.
Những ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường khi mang bầu chỉ chiếm từ 3 - 7% tổng số phụ nữ mang thai và bệnh thường xuất hiện ở những người:
- Thừa cân, béo phì (Chỉ số BMI trên 30)
- Tiền sử gia đình có người từng bị đái tháo đường
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g
- Lần mang thai đầu đã bị tiểu đường
- Mang thai khi tuổi đã lớn, từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cao hơn.
- Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật thai nhi…
- Người châu Á dễ mắc bệnh hơn
- Người bị hội chứng buồng trứng đa nang
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Để có kết quả chính xác nhất, trong quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ tiến hành theo 2 bước cơ bản bằng việc thực hiện quy trình các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm thử Glucose
Tuần thai 24-28 thai phụ cần đến bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thử Glucose sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Khi xét nghiệm, thai phụ được chỉ định uống hết 50 g Glucose trong 5 phút và chờ đợi 1 giờ sau. Bác sĩ sẽ lấy máu ở ngón tay thai phụ, để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ chưa thể xác định rằng thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ không. Chính vì thế, thai phụ sẽ phải làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose, để có kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm dung nạp Glucose
Cho thai phụ uống 1,75 g lượng Glucose (trong 4,4 ml nước)/1kg trọng lượng cơ thể.
Lấy máu xét nghiệm theo thời gian: 0h (lần 1), 30 phút (lần 2), 60 phút (lần 3), 180 phút (lần 4) để định lượng và định tính glucose.
Biện pháp thực hiện tốt nhất vào buổi sáng khi mẹ bầu chưa ăn gì và chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đó. Chẩn đoán tiểu đường thai kì khi bất kì giá trị glucose huyết thỏa mãn tiêu chuẩn sau:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Đây là câu hỏi phổ biến, tuy nhiên không có giá thống nhất giữa các cơ sở do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lựa chọn phương pháp xét nghiệm, số lượng xét nghiệm, cơ sở vật chất….Ở đây, để tiện tham khảo chúng tôi cung cấp đến các bạn bảng giá xét nghiệm tại các bệnh viện công lập, cụ thể:
- Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói: 80.000 đồng
- Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28: 250.000 đồng
Như vậy, bài viết trên đã sơ lược tầm quan trọng của tiểu đường thai kỳ cũng như trả lời câu hỏi thắc mắc về giá tiền của xét nghiệm. Hi vọng bạn có thể tham khảo một số mức giá xét nghiệm để ước tính chi phí cho việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ của mình!