Vải umi là chất liệu quen thuộc trong ngành thời trang với độ “phủ sóng” vô cùng lớn trong các trang phục thường ngày. Nhờ chất lượng vải cao, màu sắc đa dạng với giá thành rẻ. Vì thế loại vải này ngày càng được ưa chuộng. Nếu bạn chưa biết về chất liệu vải umi như thế nào thì hãy tham khảo ngay qua bài viết dưới đây.
Chất vải umi là gì?
Chất vải umi là loại vải được dệt nên từ tơ sợi nhân tạo và sợi tự nhiên có chiết xuất từ gỗ tre hoặc nứa. Sợi vải umi là sợi vải bán tổng hợp, chất vải thoáng mát, thân thiện với da. Chất vải có độ thấm hút cao và rất mau khô. Loại vải này rất thích hợp với các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
Năm 1883, chất liệu umi được giới thiệu vào giới mộ điệu thời trang để thay thế cho lụa tơ tằm đắt tiền. Trải qua thời gian dài, vải umi được nhiều hãng thời trang trên thế giới yêu thích bởi đặc tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và dễ tạo kiểu.
Xem thêm: vải May áo thun đồng phục công ty
Quy trình sản xuất vải umi
Để tạo ra những tấm vải umi chất lượng cao, người thợ vải cần phải trải qua quy trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt. Nhìn chung, quy trình sản xuất vải umi cần trải qua các bước sau:
- Bước 1: Sau khi nghiền nhỏ gỗ thành bột sẽ được phân rã trong hóa chất hòa tan để tạo ra dung dịch bột gỗ có màu nâu.
- Bước 2: Bột gỗ sẽ được tẩy trắng, làm sạch để bắt đầu tạo sợi vải.
- Bước 3: Bột gỗ được xử lý bằng Carbon Disulfide, hòa tan trong natri Hidroxit tạo thành dung dịch visco.
- Bước 4: Sử dụng máy móc để tạo sơ, ép dung dịch tái sinh Xenlulozo. Thông qua chất hóa học này người ta sẽ tiến hành công đoạn kéo sợi để dệt và đan thành vải umi.
Đặc điểm và tính chất đặc trưng của loại vải umi
Vải umi có đầy đủ những đặc điểm nổi bật về tính chất hóa học và vật lý từ thành phần cấu tạo nên nó. Những đặc điểm cơ bản của bột gỗ thiên nhiên để tạo nên vải đều xuất hiện trên loại vải này.
Tính vật lý
- Bề mặt vải có cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại.
- Vải umi thun có độ co giãn tốt
- Khả năng thấm hút nước tốt, khi bị ướt không có hiện tượng bị bám dính vào da gây khó chịu.
- Vải có độ rũ tương đối bồng bềnh như lụa khi thoáng nhìn.
- Độ bền không cao.
Tính hóa học
- Trong điều kiện ẩm ướt vải umi dễ sinh ẩm mốc, nguyên nhân là do có sự tạo thành từ vật liệu tự nhiên như bột gỗ thiên nhiên, tre nứa.
- Không bền với lửa, chất có chứa axit hoặc kiềm
- Không tan trong nước nhưng kém bền khi bị ướt.
Ưu nhược điểm của loại vải umi
Hiểu được các ưu nhược điểm sợi vải umi sẽ giúp bạn quyết định có nên lựa chọn quần áo hoặc phụ kiện khác cho vật dùng gia đình bằng chất liệu này. Lựa chọn vải umi vào đúng hoàn cảnh sử dụng sẽ giúp chúng sẽ phát huy được hoàn toàn những công dụng và đẩy lùi được những khuyết điểm không mấy ảnh hưởng.
Ưu điểm
- Vải umi có đặc điểm nổi trội được nhiều người ưa thích bởi khả năng hút nước cực kỳ tốt. Đồng thời loại vải này còn có thể đẩy nhanh quá trình bay hơi trong vải một cách tự nhiên.
- Tạo sự thông thoáng trên bề mặt vải khi mặc, phù hợp cho những hoạt động đổ mồ hôi nhiều.
- Bề mặt vải chạm mềm mại, nhẹ nhàng, có độ bồng bềnh có thể thay thế cho vải lụa. Giá thành lụa cao hơn umi khá nhiều vì thế đây là biện pháp thay thế hiệu quả.
- Vải tương đối nhanh khô.
- Khả năng giữ màu tốt sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm
- Khả năng thấm hút nước và mồ hôi tốt ảnh hưởng đố độ bền sau thời gian dài sử dụng.
- Để vải ẩm ướt lâu mà không được xử lý vải không thể tự khô sẽ gây nên tình trạng ẩm mốc quần áo.
- Vải rất dễ bị nhăn và tác động nhẹ dễ rách.
Ứng dụng vải umi trong đời sống
Vải umi được sử dụng nhiều trong ngành may mặc, sản xuất áo phông hoặc làm đồ đồng phục. Đặc biệt phù hợp với những người ở trong điều kiện học tập, làm việc trong thời tiết nóng dễ đổ mồ hôi cần một loại vải rẻ mà thấm hút tương đối tốt.
Với đặc tính co giãn thoải mái mà lại không bị dính sát vào da, loại vải này cũng rất phù hợp để may thành các loại váy ôm body. Công nghệ vải umi làm chăn ga gối đệm cũng được áp dụng triệt để.
Những cách bảo quản vải umi
Do có thành phần từ sợi tự nhiên, vì thế để thể phát huy tối đa tác dụng của loại vải này đồng thời nâng cao thời gian sử dụng thì bạn nên tuân thủ một vài quy tắc dưới đây để bảo quản vải tốt nhất:
- Sử dụng loại xà phòng có tính tẩy rửa thấp. Không ngâm vải umi quá lâu trong bột giặt, đặc biệt là những loại bột giặt có chất tẩy rửa mạnh.
- Nên giặt riêng vải umi hoặc giặt bằng tay để tránh bị nhiễm màu bởi các loại quần áo khác
- Giặt bằng tay là phương pháp tối ưu giúp việc giữ độ co giãn của vải thì nên hạn chế vắt hoặc xoắn bề mặt vải quá mạnh.
- Không nên giặt trực tiếp hoặc ngâm vải quá lâu bằng nước nóng. Nên sử dụng nước lạnh để giặt vải umi.
- Sử dụng khăn bông để thấm khô nước sau khi giặt. Phơi quần áo trong điều kiện không khí mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp làm ảnh hưởng đến độ bền màu của vải
- Ủi vải ở nhiệt độ trung bình tránh sử dụng nhiệt độ quá nóng làm hỏng cấu trúc vải.
Chất vải umi là loại vải phổ biến với mức giá phù hợp để sử dụng hằng ngày. Với khả năng thấm hút cao cùng nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp với làn da người Việt. Chỉ cần tuân theo những cách bảo quản vải umi là bạn sẽ có một set đồ với chất vải làm sợi tổng hợp thật bền và luôn giữ được màu vải như mới. Đừng quên ghé qua website/app IVY moda để chọn cho mình những trang phục với chất vải phù hợp nhất.