Để bảo vệ sức khỏe cho con em mình ngay từ khi sinh ra thì tiêm vắc xin là điều không thể bỏ qua. Chỉ cần tiêm đủ số mũi theo phác đồ, vắc xin có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, vô cùng an toàn và tiện lợi, trong đó có vắc xin 6 trong 1. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 tiêm mấy mũi và lịch tiêm như thế nào qua bài viết sau.
Tại sao trẻ cần được tiêm vắc xin?
Để trả lời cho câu hỏi vắc xin 6 trong 1 tiêm mấy mũi, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu vì sao trẻ cần được tiêm chủng cũng như hiểu rõ hơn về sự hình thành miễn dịch khi tiêm chủng vắc xin. Nguyên nhân trẻ em cần được tiêm chủng vắc xin có thể kể đến như:
- Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ lớn và người lớn. Mà hàng ngày, trẻ tiếp xúc với vô vàn các căn nguyên có thể gây bệnh qua đường hô hấp, tiêu hóa, niêm mạc,...
- Tiếp xúc không chọn lọc: Trẻ còn quá nhỏ nên không nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây bệnh, không hạn chế tiếp xúc hay tiếp xúc những mầm bệnh từ môi trường xung quanh.
- Một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng ngày càng tăng, làm cho trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều đặc biệt là những trẻ không được chủng ngừa.
- Khả năng giải quyết một số bệnh của y học hiện đại còn hạn chế.
Cơ chế hoạt động của vắc xin
Vắc xin là chế phẩm mang tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế, để đảm bảo độ an toàn. Khi vắc xin được vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu, giúp cho cơ thể trải qua ba giai đoạn nhận diện, hoạt hóa và cuối cùng là loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đồng thời, quá trình sinh miễn dịch đó cũng tạo nên các đặc tính của vắc xin gồm: Tính đặc hiệu, đa dạng, nhớ, tự giới hạn và biết phân biệt "lạ" và "quen" với cơ thể.
Để vắc xin đạt hiệu quả tối ưu nhất, chúng ta cần phải thực hiện đúng và đủ lịch tiêm theo tuổi.
Vắc xin 6 trong 1 ngừa những bệnh nào?
Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin đa giá, phối hợp thế mới, có thể phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm bao gồm:
Bạch hầu
Tác nhân gây bệnh bạch hầu chính là vi khuẩn hiếu khí gram dương Corynebacterium diphtheriae, gây ra nhiễm trùng cấp tính ở trẻ với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng, ho, xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà bám chặt, lan nhanh ở vòm hầu, mũi, tuyến hạnh nhân,… Biến chứng: Nhiễm trùng, nhiễm độc, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh,... với tỷ lệ tử vong trong khoảng từ 5% đến 10%.
Ho gà
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis và đối tượng thường mắc phải là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng. Triệu chứng viêm long đường hô hấp kéo dài, ho thành từng cơn, mỗi cơn dài 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, có thể gây ngưng thở, tím tái do thiếu oxy. Biến chứng: Ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, viêm phổi nặng, thoát vị, tai biến mạch não,... có khả năng dẫn đến tử vong.
Uốn ván
Tác nhân gây bệnh chính là Clostridium gây triệu chứng là những cơn co cứng, cứng hàm gây há miệng khó khăn, cứng cơ nhai, cơ cổ, những cơn co cứng khi bị kích thích bởi ánh sáng hay tiếng động mạnh. Bệnh uốn ván do sự tấn công bằng cả Nội độc tố và Ngoại độc tố, gây tổn thương cơ cấp, tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, nguy cơ tử vong khi ngưng thở, suy hô hấp. Đặc biệt thể uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tử vong lên tới 90%, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bại liệt
Tác nhân chính gây bệnh là virus đường ruột Polio chủ yếu lây qua đường phân miệng, gây triệu chứng nguy hiểm như liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp, mất vận động ở chân, tay, lưng. Biến chứng: Tấn công hệ thần kinh, gây liệt do tổn thương não và tủy sống, nguy cơ tử vong cao và nếu khỏi để lại rất nhiều di chứng nặng nề.
Viêm gan B
Tác nhân chính gây bệnh là virus HBV. Triệu chứng của bệnh không điển hình và diễn tiến rất thầm lặng, gây tổn hại gan một cách từ từ và sẽ có những đợt bùng phát cấp sau này. Biến chứng: Bệnh lý này thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra bệnh thường đã là giai đoạn muộn, nguy hiểm như: Viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, nguy hiểm nhất là ung thư gan.
Các bệnh gây ra bởi HiB
Tác nhân chính là vi khuẩn gram âm Haemophilus influenzae type B gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Bệnh thường để lại di chứng như chậm phát triển vận động, ngôn ngữ,... thậm chí có thể là nguyên nhân gây tử vong.
Vắc xin 6 trong 1 tiêm mấy mũi?
Hiện nay, vắc xin 6 trong 1 có hai loại là Infanrix Hexa được sản xuất tại Bỉ (là vắc xin đã được khẳng định tính hiệu quả, an toàn cũng như kinh nghiệm sử dụng khoảng 2 thập kỷ qua tại Việt Nam) và Hexaxim được sản xuất tại Pháp (là vắc xin bắt đầu được sử dụng từ năm 2018 tại Việt Nam, cũng đã được chứng minh tính an toàn, hiệu quả và tiện lợi tại nước ta).
Theo lịch tiêm chủng, thời gian tiêm các mũi của vắc xin 6 trong 1 cụ thể như sau:
- Mũi cơ bản (3 mũi): Trẻ sẽ tiêm lần lượt ở 2, 3, 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 1 tháng. Mũi đầu tiên có thể được tiêm khi cho trẻ sinh đủ tháng đã tròn 6 tuần tuổi.
- Mũi nhắc (mũi thứ 4): Trẻ sẽ được tiêm mũi thứ 4 cách mũi thời điểm tiêm mũi thứ 3 là 12 tháng.
Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin dành cho trẻ dưới 2 tuổi, vì thế nên hoàn thành phác đồ tiêm trước 24 tháng tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ và an toàn tốt nhất.
Nếu bạn đang có ý định tiêm chủng loại vắc xin này cho trẻ thì có thể tham khảo tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, cả hai loại vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa và Hexaxim được cung cấp với giá 1.020.000 VND. Giá này có thể dao động tùy theo thời điểm cụ thể. Với tiêu chí "Tiêm nhẹ - Ít đau" và giá cả hợp lý, chúng tôi cam kết mang lại trải nghiệm tiêm chủng tốt nhất cho mỗi khách hàng.
Các lưu ý khi tiêm chủng vắc xin 6 trong 1
Các trường hợp chống chỉ định:
- Trẻ có tiền quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.
- Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm một vắc xin chứa thành phần ho gà trước đó (Vắc xin Ho gà toàn tế bào hay vô bào). Trong trường hợp này, nên ngừng tiêm vắc xin ho gà và tiếp tục lịch tiêm chủng với vắc xin Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Bại liệt và Hib.
- Trẻ có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc động kinh không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị, bệnh ổn định và lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin bao gồm:
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng cấp tính từ trung bình tới nặng.
- Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh hoặc mạn tính chưa được kiểm soát ổn đinh.
- Trẻ đang trong quá trình điều trị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch, nên hoãn tiêm cho tới khi kết thúc điều trị hoặc khỏi bệnh. Việc tiêm chủng cho người bị suy giảm miễn dịch mạn tính như nhiễm HIV vẫn được khuyến cáo ngay cả khi đáp ứng có thể hạn chế.
- Trẻ có tiền sử sốt cao co giật cần cân nhắc tình trạng cụ thể để quyết định có tiêm vắc xin 6 trong 1 hay không.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để trả lời cho thắc mắc vắc xin 6 trong 1 tiêm mấy mũi. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về vai trò vắc xin nói chung và vắc xin 6 trong 1 nói riêng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuân thủ tiêm đúng và đủ số mũi theo lịch tiêm chủng sẽ giúp việc phòng bệnh hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm:
- Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?
- Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 là gì?