Túi thai chính là ngôi nhà đầu tiên của em bé khi còn trong bụng mẹ. Trong túi thai đó chứng kiến tất cả các mốc phát triển quan trọng nhất của em bé, đặc biệt là xuất hiện phôi thai và tim thai. Nếu mẹ đang thắc mắc túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai, hãy xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất nhé!
Túi thai là gì? Dấu hiệu có phôi thai
Để đảm bảo quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, thai nhi không chỉ nằm trong tử cung mà còn được bao bọc bởi rất nhiều cơ quan, cấu trúc khác nhau. Trong đó, túi thai giống như một túi chứa chất lỏng (nước ối) và thai nhi, nằm trong tử cung. Túi thai xuất hiện từ rất sớm, ngay từ ngày thứ 17 sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công. Kích thước ban đầu của túi thai chỉ 2 - 3 mm.
Sau sự xuất hiện của túi thai là quá trình hình thành của phôi thai, chính là thai nhi sau này. Phôi thai là kết quả của quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Dấu hiệu có phôi thai chính là dấu hiệu thai đã vào tổ với những biểu hiện rõ rệt:
- Trễ kinh: Đây là dấu hiệu sớm nhất và phổ biến nhất cho thấy đã thụ thai thành công và thai đã vào tổ. Nếu bạn trễ kinh từ 7 - 10 ngày sau khi quan hệ tình dục mà không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì khả năng mang thai là rất cao.
- Máu báo thai: Khác với chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, máu báo thai chỉ có một lượng rất nhỏ, màu đỏ hoặc hồng. Dấu hiệu này cho thấy phôi thai đã ổn định và bám vào niêm mạc tử cung.
- Đau tức ngực: Do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể khi thụ thai thành công.
- Tăng thân nhiệt, mệt mỏi: Tăng hormon đặc biệt là progesterone khi mang thai cũng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, tăng thân nhiệt hơn so với bình thường.[1]Signs Your Embryo Transfer May Have Been Successful. Truy cập 03/06/2023. https://www.healthline.com/health/infertility/positive-signs-after-embryo-transfer
Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai? Phôi thai có từ tuần thứ mấy?
Sự xuất hiện của phôi thai chính là dấu hiệu cho thấy đã thụ thai thành công và bước vào quá trình mang thai. Vậy nên vấn đề túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai luôn là vấn đề được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.
Mặc dù túi thai xuất hiện từ rất sớm nhưng phôi thai hình thành muộn hơn rất nhiều. Phải tới tuần thứ 5 - 6 kể từ khi thụ thai thành công, phôi thai mới bắt đầu hình thành. Khi đó, túi thai đã phát triển và đạt kích thước khoảng 18mm [2]Chapter 21 - Ultrasound of the Normal and Failed First-Trimester Pregnancy. Truy cập 03/06/2023. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9781437715750100210.
Sau đó, phôi thai tiếp tục phát triển, đóng ống thần kinh và hình thành các cơ quan trong cơ thể. Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai lần đầu tiên thông qua siêu âm. Nhưng một số trường hợp tim thai xuất nghiện ngay từ sớm vào tuần thứ 5, 6 hoặc tim thai có muộn hơn bình thường tùy vào sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên giai đoạn từ tuần thai 7 - 13 vẫn cực kỳ quan trọng và cần thăm khám định kỳ để được theo dõi chi tiết nhất.
Mỗi ngày túi thai tăng bao nhiêu mm?
Theo thời gian, thai nhi ngày càng phát triển và tăng nhanh về kích thước, trọng lượng. Túi thai với vai trò như một ngôi nhà cũng phải phát triển để theo kịp sự lớn lên của em bé.
Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, túi thai được hình thành với kích thước khoảng 2 - 3mm và tăng 1,13mm mỗi ngày [3]Gestational Sac Evaluation. Truy cập 03/06/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551624/. Ở giai đoạn này, kích thước túi thai là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của phôi thai.
Đến khi thai được 5,5 - 6 tuần, túi thai đạt kích thước khoảng 6mm và sẽ bắt đầu hình thành phôi thai. Khi đó, tốc độ phát triển phôi thai được đánh giá dựa trên chiều dài đầu - mông và sự hình thành các cơ quan trong cơ thể.
Một số mẹ thắc mắc túi thai 3mm trong tử cung là mấy tuần. Để trả lời câu hỏi dó, mẹ có thể theo dõi sự phát triển của túi thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt đầu tiên qua bảng sau:
Tuổi thai (tuần)Đường kính túi thai (đơn vị mm) 4 3 - 5 5 5 - 10 6 10 - 15 7 15 - 20 8 20 - 25 9 25 - 30 10 - 11 36Mẹ bầu cần làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?
3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, phôi thai chưa làm tổ ổn định và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Vậy nên mẹ bầu cần lưu ý:
- Nên tăng cường bổ sung sắt, đặc biệt là acid folic, sắt và canxi, đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện nhất.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, nghỉ ngơi thoải mái để đảm bảo sức khỏe và em bé phát triển tốt nhất.
- Hạn chế vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc đi lại nhiều,… có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi thai.
- Hạn chế ăn thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến: Thịt sống, rau sống,… và đồ ăn chế biến sẵn. Các loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ và bé.
Dấu hiệu nhận biết phôi thai bất thường
Một số dấu hiệu bất thường về phôi thai mẹ bầu cần cực kỳ lưu ý:
- Phôi thai chậm phát triển, kích thước phôi thai nhỏ hơn so với tuổi thai.
- Thiếu ối hoặc thừa ối.
- Túi thai rỗng, không có phôi thai.
- Cân nặng thai nhi dưới chuẩn so với bình thường.
Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện nêu trên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, mẹ bầu nên tuân thủ theo các mốc siêu âm và xét nghiệm theo khuyến cáo từ bác sĩ để theo dõi sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai? Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp chi tiết nhất. Trong giai đoạn phôi thai đang hình thành và ổn định, mẹ bầu nên chú ý sức khỏe, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học để em bé phát triển tốt nhất. Nếu bạn có các thắc mắc về tình trạng thai nhi và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thai kỳ. Hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 636 985 hoặc truy cập ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết!