1. Chế độ ăn của mẹ có gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ không?
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa của bé. Cụ thể, nếu khẩu phần ăn không khoa học, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như bắp cải, súp lơ, yến mạch, cam, chanh, mận hoặc bơ. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ bị đầy bụng, nôn trớ, bụng sưng phù và chướng, đi kèm quấy khóc thường xuyên, khó ngủ sâu giấc vào ban đêm.
>> Xem thêm: Bật mí mẹ nên ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn có triệu chứng đầy bụng, người mẹ nên xem xét và thay đổi dinh dưỡng phù hợp. Như vậy, trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo!
2. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi?
Dưới đây là TOP 10 thực phẩm bạn nên bổ sung trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ để tránh trẻ bị đầy bụng:
2.1. Thực phẩm giàu đạm
Đối với trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng) hỗ trợ tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, cải thiện tiêu hóa tốt hơn.
2.2. Chuối
Hàm lượng kali, chất xơ hòa tan trong chuối hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cho trẻ, khắc phục đầy hơi và chướng bụng hiệu quả. Tuy nhiên, quả chuối còn có nhiều đường nên chị em hãy ăn vừa phải, không tiêu thụ quá nhiều, để bảo vệ sức khỏe đường ruột.
2.3. Đu đủ
Đu đủ chứa enzyme papain giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giải phóng khí tích tụ trong dạ dày và qua đó, giảm tình trạng chướng bụng. Phụ nữ sau sinh có thể ăn đu đủ theo món nộm, món hầm hoặc món canh, đều ngon miệng, bổ dưỡng và cực kỳ lợi sữa cho mẹ.
2.4. Cà rốt
Chất xơ trong cà rốt hỗ trợ kích thích nhu động ruột, duy trì tiêu hóa khỏe mạnh cho mẹ và bé. Đây cũng là thực phẩm gợi ý cho những ai tìm hiểu trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì.
2.5. Củ gừng
Củ gừng với hoạt chất gingerol có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy nhu động ruột và ổn định chức năng tiêu hóa. Đối với phụ nữ sau sinh, uống trà gừng kết hợp mật ong (hoặc chanh tươi) hỗ trợ nâng cao chất lượng sữa mẹ, khắc phục chứng khó tiêu và tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh.
2.6. Măng tây
Măng tây là một trong những thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn của mẹ khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Với hàm lượng chất xơ inulin dồi dào, măng tây giúp ruột hoàn thành quá trình tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn lành mạnh, từ đó giảm vấn đề đầy hơi, nôn trớ hoặc táo bón ở trẻ sơ sinh.
2.7. Dưa leo
Dưa leo là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì. Theo đó, thành phần flavonoid trong dưa leo có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, viêm đường ruột hoặc loạn khuẩn ruột non - một trong những nguyên nhân gây ra đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh.
2.8. Cần tây
Mẹ cho con bú nên bổ sung cần tây trong món súp hoặc món hầm mỗi ngày. Đây là loại rau chứa nhiều kali, cùng với lượng nước và chất xơ dồi dào, hỗ trợ tiêu hoá ổn định, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi cho mẹ và bé.
2.9. Các loại trà
Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ bị chướng bụng, bạn có thể uống trà bạc hà hoặc trà hoa cúc sau bữa ăn. Đây là các loại trà hỗ trợ giãn cơ trong hệ tiêu hóa, đẩy khí ra ngoài để giảm căng tức, chướng bụng và đầy hơi hiệu quả.
2.10. Sữa chua
Thêm sữa chua vào bữa ăn giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, thúc đẩy tiêu hoá cho mẹ, đồng thời khắc phục đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Theo khuyến nghị của chuyên gia, phụ nữ cho con bú nên ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Trong đó, sữa chua không đường là lựa chọn phù hợp, để ngăn ngừa tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa ở bé.
>> Xem thêm: Cách cho trẻ ăn sữa chua đúng và an toàn
3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ không nên ăn gì?
Ngoài chú ý trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì, còn có một số thực phẩm mẹ nên kiêng cữ trong thời gian cho con bú, bao gồm:
3.1. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu nành hoặc đậu phộng chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn, gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi cho mẹ và bé.
3.2. Bông cải xanh và các loại rau họ cải
Do chứa nhiều raffinose - một loại đường phức tạp, khó tiêu hóa nên bông cải xanh và các loại rau họ cải được khuyến cáo không nên bổ sung trong giai đoạn cho con bú.
3.3. Sản phẩm từ sữa
Phô mai, kem chua, bơ và pho mát là sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose cao. Khi người mẹ tiêu thụ quá nhiều, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, gây ra triệu chứng đầy bụng và khó tiêu cho trẻ sơ sinh.
3.4. Đồ uống có gas
Phụ nữ sau sinh nên hạn chế đồ uống có gas. Đây là nguyên nhân khiến sữa mẹ tích tụ carbon dioxide dạng khí, dẫn đến cảm giác đầy hơi, căng tức hoặc thậm chí đau bụng ở trẻ sơ sinh.
3.5. Thức ăn nhanh, chiên rán
Đây là thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, làm biến đổi chất lượng sữa mẹ và từ đó, gây ra vấn đề ở tiêu hóa trẻ sơ sinh như đầy bụng, buồn nôn hoặc táo bón.
4. 'Bỏ túi' một số mẹo xử trí đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Ngoài xây dựng dinh dưỡng khoa học, nắm rõ trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì, phụ huynh nên áp dụng một trong 5 mẹo sau, để cải thiện tiêu hóa tốt hơn cho bé:
• Cho con bú đúng tư thế: Khi cho con bú, mẹ nên giữ và bế trẻ chắc chắn trong vòng tay, chú ý nâng đỡ phần đầu để sữa đi vào dạ dày, giảm nuốt khí ở bụng và gây ra khó tiêu.
• Chườm ấm vùng bụng: Sử dụng nước ấm và chườm lên bụng trẻ sơ sinh mỗi ngày vừa thúc đẩy tiêu hóa trơn tru, vừa giảm mắc kẹt không khí, giảm triệu chứng đầy bụng.
• Massage bụng: Đây là bí quyết thúc đẩy nhu động ruột, khắc phục tình trạng khó tiêu hoặc chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện là bố mẹ đặt ngón giữa và ngón trỏ phía trên vùng bụng, ấn nhẹ và xoay tròn tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi ngày với lực ấn vừa phải giúp bé cảm thấy dễ chịu, đồng thời tiêu hóa tốt hơn.
• Giúp bé ợ hơi: Sau khi cho con bú, hãy bế con ở tư thế vác vai, cho bụng áp sát vào ngực và dùng tay vỗ nhẹ trên lưng. Đây là cách vỗ ợ phổ biến, góp phần giải phóng thể tích dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng và nôn trớ cho bé.
• Vận động sau bú mẹ: Ngoài vỗ lưng cho con ợ hơi, bố mẹ hãy cho bé nằm ngửa, dùng hai tay giữ chân và chuyển động nhịp nhàng như đi xe đạp. Đây là cách vận động đơn giản nhưng hiệu quả, giúp khí trong bụng được đẩy ra ngoài, ngăn ngừa đầy hơi cho bé.
Với toàn bộ thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì. Nhìn chung, sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Do đó, chế độ ăn của mẹ phải khoa học, bổ sung thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để duy trì chất lượng nguồn sữa, bảo vệ tiêu hóa của con.
Đối với trẻ sơ sinh bị đầy bụng do bú sữa công thức, khuyến khích phụ huynh nên đổi sang dòng sữa có cấu trúc đạm mềm, nhỏ, bổ sung thêm chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng.