Thức ăn của cua biển cần đảm bảo chất lượng, giá trị dinh dưỡng, nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển, khối lượng khẩu phần phù hợp,… Bài viết này bà con cùng Biogency đi chi tiết về những loại thức ăn và các yêu cầu quan trọng khi cho ăn giúp cua phát triển khỏe mạnh, ít bệnh, đạt năng suất cao.
Những loại thức ăn của cua biển
Cua biển là loài thuỷ sản mang giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên mô hình nuôi cua biển ở nước ta phát triển còn nhỏ lẻ, một phần vì quy trình kỹ thuật nuôi còn hạn chế, nguồn thức ăn cũng hiếm, khó chủ động. Dưới đây là 3 nguồn thức ăn chủ yếu của cua biển:
Động vật tươi sống
Trong tự nhiên, ấu trùng cua biển thường ăn động vật phù dù, khi trưởng thành thức ăn của chúng là tảo, rong, các loài giáp xác, tôm, cá, ốc, tép tươi sống. Trong môi trường ao nuôi, thức ăn chính của của biển vẫn là động vật tươi sống, có thể kể đến như ba khía, cá vụn, còng, đầu cá, don, dắt, trai, ốc, cá, tôm, cáy,…
Các loại thực vật
Bên cạnh thức ăn tươi sống từ động vật, bà con có thể bổ sung vào thức ăn của cua biển nguồn chất xơ từ các loại thực vật như rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu cám gạo,..
Thức ăn công nghiệp
Bên cạnh thức ăn tự nhiên, hiện nhiều bà con kết hợp thêm thức ăn cho cua dạng công nghiệp loại chìm (là thức ăn cho cua có chất lượng) với hàm lượng đạm không quá 40%.
Cách kiểm tra chất lượng thức ăn và cho cua biển ăn
Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và sức khoẻ của cua. Do đó khi lựa chọn, sử dụng thức ăn cho cua bà con cần hết sức chú ý, kiểm tra chất lượng, đồng thời cho cua ăn đúng cách.
Cách kiểm tra chất lượng thức ăn của cua biển
Đối với nguồn thức ăn động vật, cần đảm bảo thịt còn tươi dù là sống hay chết, tránh cho tôm ăn thịt động vật đã ươn hôi hay ướp sẵn. Nếu sử dụng thức ăn tự nhiên cho cua thì bà con cần chú ý làm sạch cẩn thận, tránh các mầm bệnh lẫn trong các tạp chất. Với nguồn thức ăn tổng hợp cần chú ý nguồn gốc, thành phần.
Cung cấp đủ thức ăn
Cua biển là loài phàm ăn, ăn nhanh, đồng thời là loài khá hung dữ, chúng có thể ăn thịt đồng loại khi đói. Do đó bà con nuôi cua cần đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho cua. Khi cho ăn nên rải từ từ, nhẹ nhàng, chờ cua ăn hết rồi cho tiếp, quan sát mức độ sử dụng để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất.
Làm nhỏ cỡ thức ăn
Ở mỗi giai đoạn phát triển bà con cần chú ý đến kích cỡ thức ăn phù hợp để cua biển dễ dàng sử dụng và nâng cao được cường độ sử dụng mồi. Nên đa dạng nguồn thức ăn, hạn chế chỉ cho tôm ăn một loại duy nhất dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Vị trí, khu vực cho cua ăn
Cua biển cần nuôi trong không gian ao yên tĩnh, cách xa chỗ đông đúc người đi lại, xe cộ. Khi cho ăn nên có sàng rải đặt chìm bên dưới mặt nước. Thông qua sàng bà con cũng có thể theo dõi và điều chỉnh mức ăn hợp lý cho cua. Chú ý vệ sinh thường xuyên sàng ăn và khu vực cho ăn, có thể sử dụng vôi để khử trùng.
Khẩu phần và thời gian cho cua ăn
Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của cua mà khẩu phần ăn sẽ khác nhau, bà con có thể tham khảo chi tiết qua bảng dưới đây:
Giai đoạnTần suất cho ănGiờ cho cua ănLượng thức ăn (đối với 5.000 cua giống)Lưu ý Tháng thứ nhất (tính từ lúc thả giống) Ngày 4 lần - 6 giờ sáng - 10 giờ trưa - 5 giờ chiều - 9 giờ đêm - Tuần 1: 0,3 - 0,5 kg/ngày. - Tuần 2: 0,5 - 1kg/ngày. - Tuần 3: 1 - 1,5 kg/ngày. - Tuần 4: 1,5 - 2 kg/ngày. Tăng gấp đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào chiều tối. Tháng thứ hai Ngày 3 lần - 6 giờ sáng - 2 - 3 giờ chiều - 7 giờ tối Sau 15 ngày đến hết tháng nuôi thứ 2: 10 - 7%/ngày/ tổng đàn cua nuôi trong ao Tháng thứ ba Ngày 3 lần - 6 giờ sáng - 2 - 3 giờ chiều - 7 giờ tối 7 - 3%/ngày/tổng đàn cua nuôi trong ao Cho cua ăn thêm thức ăn cá tạp 1 tuần/2 lần.Lưu ý:
- Giai đoạn sau 15 ngày: 15 ngày/lần dùng chà hoặc rớ để kiểm tra cua, xác định tỷ lệ sống và trọng lượng đàn và cân đối lượng thức ăn cho phù hợp.
- Định kỳ 15 ngày ăn bổ sung thêm vitamin C với liều lượng 3 - 5 g/kg thức ăn để cho cua ăn liên tục trong 5 ngày nhằm tăng sức đề kháng. Vào những ngày nắng nóng nhiệt độ nước tăng cao cần bổ sung thêm vitamin C, khoáng và men tiêu hóa nhằm tăng cường sức đề kháng và ngừa bệnh cho cua.
Trên đây là những chia sẻ về thức ăn của cua biển đi kèm một số lưu ý quan trọng, hy vọng đã hữu ích với bà con. Nếu có băn khoăn nào, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh