Nước dừa là thức uống rất phổ biến ở Việt Nam, có thể dễ dàng tìm mua và giàu giá trị dinh dưỡng. Đối với mẹ bầu, nước dừa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào với mẹ bầu cũng phù hợp để sử dụng nước dừa. “Thai 13 tuần uống nước dừa được không?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Mẹ bầu có được uống nước dừa không?
Mẹ bầu có được uống nước dừa không? Câu trả lời là có. Không chỉ vậy, mẹ bầu được khuyến khích uống nước dừa vì trong nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu khi sử dụng nước dừa chỉ nên sử dụng một lượng nhất định và lưu ý một số lời dặn từ chuyên gia.
Thai 13 tuần uống nước dừa được không?
Vậy thai 13 tuần uống nước dừa được không? Theo chia sẻ từ nhiều bác sĩ sản khoa, giai đoạn tốt nhất người mẹ có thể uống nước dừa là tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, tương ứng với tuần thứ 13 - 14 của thai kỳ. Vì vậy, thai 13 tuần hoàn toàn có thể uống được nước dừa.
Tuy vậy, vào 3 tháng đầu của thai kỳ, tương ứng với tuần 12 đổ về trước, thai phụ không nên sử dụng nước dừa. Nguyên nhân do tính hàn của nước dừa, dễ gây lạnh bụng, dễ tiêu. Thời điểm 12 tuần đầu, thai phụ thường gặp các vấn đề ốm nghén, ăn kém, mệt mỏi. Bên cạnh đó, thai nhi đang trong giai đoạn mới hình thành, chưa ổn định. Vì vậy, tính hàn của nước dừa có thể gây nên tình trạng sảy thai sớm.
Bên cạnh câu hỏi “Thai 13 tuần uống nước dừa được không?”, mẹ bầu cũng cần chú ý cả những tuần cuối của thai kỳ. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần giảm dần lượng nước dừa, càng về cuối thai kỳ thì càng nên hạn chế uống nước dừa vì có thể gây nên hiện tượng dư ối khi mang thai, tăng nguy cơ cho quá trình sinh đẻ.
Lợi ích của việc uống nước dừa đối với mẹ bầu
Nước dừa được biết đến là thức uống tự nhiên lành mạnh, không có chất béo, mát mẻ và rất phù hợp với những ngày nắng nóng. Nước dừa giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, bù lại lượng đã mất qua quá trình bài tiết mồ hôi.
Bên cạnh đó, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác cho thai phụ và thai nhi, cụ thể:
- Ổn định lượng nước và chất điện giải: Nước dừa cung cấp một lượng protein, đường, natri vừa phải giúp bù lại lượng nước đã mất và duy trì lượng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước dừa giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp cải thiện chức năng thận, phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, đồng thời giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao.
- Ít calo: Hàm lượng calo trong nước dừa thấp, ngoài ra nước dừa còn có một lượng axit béo omega, chất xơ giúp giữ cho cân nặng người uống ổn định và được khuyến khích cho các chị em, bao gồm cả các thai phụ.
- Hỗ trợ giảm cân: Nước dừa có khả năng hỗ trợ quá trình giảm cân do nước dừa không chứa cholesterol, đồng thời giúp loại bỏ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ thừa, cùng với việc giúp giữ cho cơ thể ổn định lượng chất lỏng, nước dừa cho thấy rõ tác dụng hỗ trợ giảm cân.
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Nước dừa giúp cho mẹ bầu cải thiện sức khỏe đường ruột, điều hòa độ pH, chống táo bón… từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Bên cạnh đó, uống nước dừa cũng đồng thời giúp mẹ bầu tăng cường trao đổi chất và giải độc cho cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch: Trong nước dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa được các bệnh tật.
Cần lưu ý gì khi sử dụng nước dừa trong giai đoạn thai kỳ
Tuy rằng, nước dừa có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải để đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải nắm rõ một số lưu ý cụ thể:
- Hạn chế sử dụng nước dừa trong 12 tuần đầu và cuối của thai kỳ.
- Nên duy trì việc uống nước dừa với liều lượng 150 - 200ml mỗi 3 đến 4 ngày/tuần.
- Không nên lạm dụng uống nước dừa liên tục trong nhiều ngày. Không sử dụng nước dừa thay thế cho nước uống thông thường.
- Tốt nhất là nên sử dụng nước dừa tươi ngay sau khi cắt sẽ đảm bảo được độ tươi và lượng dinh dưỡng. Không sử dụng nước dừa để qua đêm.
- Không sử dụng nước dừa trước khi đi ngủ do nước dừa lợi tiểu sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ. Bên cạnh đó, nước dừa có tính hàn, có thể khiến mẹ bầu lạnh bụng lúc giữa đêm.
- Mặc dù nước dừa có lượng đường thấp, nhưng nếu mẹ bầu đang gặp những vấn đề như tiểu đường thai kỳ thì nên kiểm tra kỹ để sử dụng lượng phù hợp.
- Trường hợp mẹ bầu bị thiếu nước ối, có thể uống thêm nước dừa vào những tháng cuối thai kỳ, tuy nhiên cần dưới sự tư vấn và giám sát của bác sĩ.
- Hiện nay đang phổ biến một số loại nước dừa đóng chai. Trong những sản phẩm này thường chứa những chất tạo ngọt, có thể làm tăng nguy cơ tăng cân hoặc các vấn đề đường huyết ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cũng nên lưu ý khi sử dụng.
Bên cạnh những lưu ý trên, thai phụ cũng cần đặc biệt quan tâm đến những trường hợp không nên uống nước dừa trong thời kỳ mang thai để tránh làm tăng nguy cơ các vấn đề có hại cho mẹ và bé, cụ thể mẹ bầu không nên uống nước dừa trong trường hợp:
- Khi mẹ bầu thấy mệt mỏi, không khỏe.
- Mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp, hạ đường huyết.
- Khi vừa di chuyển ngoài trời nắng nóng về. Khi này, nếu uống nước dừa có thể khiến mẹ bầu bị ớn lạnh, cảm, đầy bụng.
- Mẹ bầu bị đa ối không nên sử dụng nước dừa những tháng cuối thai kỳ.
- Không nên uống nước dừa vào ban đêm.
- Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
Nước dừa được biết đến là một loại thức uống không thể thiếu cho mùa hè. Đối với phụ nữ có thai, nước dừa cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Trả lời cho câu hỏi “Thai 13 tuần uống nước dừa được không?”, câu trả lời là có. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai là một giai đoạn nhạy cảm của người mẹ, khi lựa chọn sử dụng nước dừa cần hết sức lưu ý những vấn đề ở bài viết trên nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.
Xem thêm:
- Chiều dài đầu mông thai 12 tuần
- Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?