Khi con được 12 tuần tuổi nghĩa là mẹ và bé đã cùng nhau bước qua ⅓ chặng đường mang thai rồi đấy! Lúc này sắp bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, con sẽ có một vài sự thay đổi nhất định bên trong bụng mẹ khi mang thai 12 tuần. Cùng MEIJI tìm hiểu sâu hơn về những biến đổi này nhé.
Sự phát triển của thai 12 tuần tuổi trong bụng mẹ
Đến tuần tuổi này, thai nhi hoạt động rất tích cực trong bụng mẹ. Đặc biệt, khi gõ nhẹ vào bụng mẹ, ta có thể cảm nhận được cơ thể bé đang cử động bên trong nhưng với lực khá nhỏ. Các sợi dây liên kết trong hệ thần kinh phát triển cực kì mạnh mẽ bên trong não.
Cân nặng và kích thước của bé ở tuần 12
Khi ở thai tuần 12, con đã cứng cáp hơn và dần hoàn thiện từng bộ phận trên cơ thể. Xương cũng bắt đầu rắn chắc và khoẻ mạnh hơn so với các giai đoạn trước. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi trong giai đoạn này là 14gam và chiều dài là 5-6cm. Mẹ có thể tưởng tượng em bé có kích thước như một quả chanh nhỏ xinh.
Cùng ngắm nhìn hình ảnh của con ở tuần 12
Ở giai đoạn này mẹ hãy đi siêu âm để thấy hình dáng của con một cách rõ ràng. Khi nhìn vào hình ảnh siêu âm của con, mẹ sẽ thấy được một vài đặc điểm rõ ràng của con như:
- Hai mắt di chuyển đến gần nhau hơn, đồng thời tai cũng dịch chuyển dần về phía sau.
- Dần hình thành cơ quan sinh dục (có thể ban đầu xác định được giới tính của con nhưng chưa rõ ràng).
- Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu.
- Ruột phát triển tương đối hoàn chỉnh. Thai nhi sẽ tiếp nhận thức ăn từ dây rốn đến khoang ruột.
Tim thai của bé 12 tuần tuổi như thế nào?
Đến tuần tuổi thứ 12, mẹ đã có thể cảm nhận nhịp tim của bé yêu thông qua nghe tim thai. Tim của bé sẽ đập nhanh gấp hai đến ba lần so với mẹ. Đây là lúc cả bố và mẹ cảm nhận rõ nhất sự sống đang thực sự nảy mầm bên trong.
Xem thêm: Thai 13 tuần tuổi - Sự phát triển thần kỳ của tạo hoá
Những xét nghiệm mà mẹ cần thực hiện khi mang thai 12 tuần
Thai 12 tuần tuổi chính là thời điểm vàng để làm xét nghiệm siêu âm đo độ mờ da gáy. Dựa vào xét nghiệm này, các bác sĩ có thể giúp mẹ kiểm tra xem bé có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Một loại xét nghiệm khác cũng rất quan trọng đối với thai 12 tuần tuổi chính là xét nghiệm máu. Loại xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu. Nếu chỉ số hemoglobin hoặc hematocrit thấp nghĩa là người mẹ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Giai đoạn này cũng cần làm thêm xét nghiệm đường huyết, còn gọi là tầm soát tiểu đường thai kỳ. Thực hiện xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra lượng đường trong máu trên cơ thể mẹ và phát hiện kịp thời nếu chẳng may mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây từ mẹ sang con như HIV và viêm gan B. Các loại xét nghiệm này sẽ phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đấy giúp quá trình sinh nở được an toàn.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi đến thai kỳ tuần 12
Đây là một cột mốc quan trọng vì bạn đã kết thúc 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguy cơ sảy thai đã không còn nữa và các cơn ốm nghén đã giảm đáng kể. Nhờ vậy mà mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Cảm giác hứng thú với chuyện ăn uống đã trở lại với mẹ. Vì vậy, hãy chuẩn bị nhiều thức ăn nhẹ và ăn ngay khi cảm thấy đói mẹ nhé.
Mẹ cũng ít đi tiểu tiện hơn, thường bị chướng bụng. Khứu giác cũng nhạy cảm hơn trước nên khá khó chịu với một số loại đồ ăn có mùi.
Giai đoạn này cũng là lúc tâm sinh lý của mẹ bắt đầu thay đổi. Mẹ bầu nhạy cảm và lo lắng nhiều hơn về cơ thể mình cũng như thai nhi. Một số câu hỏi mà mẹ thường đặt ra như “Con có khoẻ không”, “giai đoạn mang thai sắp tới sẽ như thế nào”, “liệu mình có lấy lại được vóc dáng sau khi sinh hay không” ,… Đây chính là lúc mẹ cần được mọi người xung quanh động viên và an ủi để cân bằng cảm xúc.
Xem thêm: Thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển như thế nào khi được 14 tuần tuổi?
Bí kíp chăm sóc mẹ và bé khi mang thai 12 tuần tuổi
Dinh dưỡng trong thai kỳ là rất quan trọng vì đây là con đường duy nhất nuôi dưỡng bé ngay từ trong bào thai. Từ bây giờ mẹ hãy cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên chúng ta chú ý không ăn quá nhiều. Hãy chú trọng bổ sung canxi và sắt vào thực đơn hàng ngày mẹ nhé.
Mẹ có biết sữa bầu Mama Milk của meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, DHA….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về sản phẩm ngay tại ĐÂY.
Uống đủ nước cũng là điều quan trọng. Mẹ bầu sẽ cần uống nhiều nước hơn so với người bình thường. Nếu người khoẻ mạnh bình thường cần 1,5 đến 2 lít mỗi ngày thì mẹ bầu sẽ cần từ 2,5 đến 3 lít nước.
Tránh các đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà,… Các chất này sẽ là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và các biến chứng sau này ở trẻ. Hãy thay thế chúng bằng các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa hoặc các thức uống giàu dinh dưỡng khác.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Qua bài chia sẻ trên, bạn đọc đã biết được những thay đổi ở mẹ và bé trong tuần thai thứ 12. Hi vọng mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích từ Meiji.