Sử dụng điện thoại thông minh giúp ích cho cuộc sống thường nhật của chúng ta, đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu và sự bùng nổ internet thì điện thoại được ví như “vật bất ly thân”. Tuy nhiên hiện tượng “nghiện điện thoại” xảy ra ngày một nhiều ở người trẻ. Vậy tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều là gì? Cách để khắc phục chúng ra sao?
Nghiện điện thoại có phải là bệnh?
Nghiện điện thoại còn được gọi là chứng Nomophobia, đây là triệu chứng sử dụng điện thoại vượt mức bình thường từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sống khác. Cho đến hiện nay, việc sử dụng điện thoại quá mức được ghi nhận nhiều ở người trẻ và làm giảm hiệu suất làm việc, rạn nứt các mối quan hệ, tổn thương đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Vậy có thể thấy tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều hay tác hại của việc nghiện điện thoại thực sự rất nghiêm trọng. Chúng có thể được nhìn nhận là một dạng bệnh tâm lý, người bệnh luôn có nỗi lo lắng thường trực khi không có điện thoại bên cạnh. Những ai bị nghiện điện thoại thường có biểu hiện: Giữ điện thoại bên mình, liên tục kiểm tra điện thoại, thích thú các cuộc nói chuyện qua điện thoại nhưng lại ngại ngùng khi gặp thực tế.
Tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều
Chúng ta đều tự ý thức sử dụng điện thoại quá mức là điều không tốt nhưng chưa hẳn hiểu được các tác hại cụ thể mà chúng gây ra:
Ảnh hưởng đến mắt
Khi bạn phải chăm chăm nhìn vào điện thoại thì mắt của bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh. Chưa kể một số người còn thích nằm xem điện thoại ở những nơi thiếu sáng, ở trong bóng tối. Vậy nên bệnh khô mắt, mỏi mắt, đỏ mắt hay tật cận thị sẽ xảy ra từ đó làm giảm thị lực của mắt rất trầm trọng.
Mất ngủ
Nghiện điện thoại hay đúng hơn là nghiện mạng xã hội đã khiến con người lơ là đi những nhu cầu căn bản nhất của bản thân. Điển hình là rối loạn giấc ngủ bởi bạn thường có thói quen lướt mạng xã hội, đọc báo để mang lại niềm vui trước khi đi ngủ tuy nhiên chúng lại khiến bạn khó ngủ hơn. Lúc này ánh sáng xanh gây ức chế hormone melatonin ở não và làm “phá vỡ” nhịp sinh học thường nhật của bạn.
Tổn thương hệ xương khớp
Tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều là gì? Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp cụ thể là hội chứng đau cổ và tay. Lúc bạn xem điện thoại, bạn dành quá nhiều thời gian để nhìn xuống điện thoại và đây là yếu tố khiến bạn bị căng cơ cổ, gây co thắt. Đặc biệt cơn đau sẽ lan rộng đến lưng, vai, cánh tay, khuỷu tay cùng các ngón tay. Ngoài ra nhiều chuyên gia chỉnh hình đã nhận ra những bệnh nhân nghiện điện thoại dễ có tư thế ngồi sai nên khả năng cao mắc chứng cong lưng, vẹo lưng.
Gây trầm cảm, lo âu
Bạn có thể thấy hiện nay chỉ với việc sử dụng điện thoại, mọi thông tin trên thế giới đều được cập nhật một cách nhanh chóng. Nhưng thực tế những thông tin tiêu cực thường được bạn ghi nhớ lâu hơn và từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn. Chưa kể giấc ngủ quyết định nhiều đến tinh thần của bạn nhưng khi nghiện điện thoại thì bạn đã “cắt xén” rất nhiều thời gian vốn để ngủ chỉ để lướt mạng xã hội. Từ đó cơ thể mỗi ngày luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, thiếu năng lượng.
Né tránh xã hội
Giới trẻ ngày nay rất sôi nổi trên các nền tảng xã hội nhưng lại thiếu kỹ năng giao tiếp trong các cuộc gặp gỡ thường ngày. Chưa kể hiện tượng tâm lý né tránh xã hội ngày một nhiều người mắc phải. Tại sao? Bởi họ dành quá nhiều thời gian để “sống” trên mạng xã hội thông qua tiếp xúc điện thoại. Từ đó thời gian dài tạo nên những cá nhân khó hòa nhập với xã hội.
Mắc viêm nhiễm hay các vấn đề da liễu
Những người nghiện điện thoại sẽ luôn mang điện thoại bên mình kể cả khi đi vệ sinh. Từ đây vi khuẩn sẽ tồn tại trên điện thoại ngày một nhiều và bạn luôn tiếp xúc với chúng gây ra hàng loạt vấn đề về da liễu.
Béo phì
Béo phì là tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều và đây là tác hại ít ai ngờ được. Việc sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi khiến bạn không có thời gian để hoạt động thể chất từ đó cơ thể chậm chạp, không năng động và dễ béo phì. Một khi cơ thể béo phì thì sẽ dễ mắc hàng loạt bệnh như bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, đái tháo đường.
Rối loạn hành vi
Tại sao ngày càng nhiều đất nước cảnh báo về việc cho trẻ em tiếp xúc quá sớm và quá mức với điện thoại? Bởi hành vi và suy nghĩ của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi xem thông tin tiêu cực như có nội dung bạo lực, gây hấn, đả kích. Vậy nên hãy thật cẩn trọng trước quyết định cho trẻ tự do dùng smartphone.
Cách “cai nghiện” điện thoại khoa học?
Sau khi tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều, ta cùng hiểu về giải pháp “cai nghiện” điện thoại dễ thực hiện nhất:
Lập quy tắc khi dùng điện thoại
Hiện nay trên hầu hết các điện thoại thông minh như iPhone 16 Pro hay điện thoại iPhone 16 Pro Max đều trang bị tính năng đếm số giờ dùng thiết bị đi kèm các chức năng hạn chế sử dụng khác. Hãy tận dụng điều này, trước hết xác định đâu là khung giờ phải dùng điện thoại để làm việc, học tập, giao lưu và kỷ luật với thời gian này. Ngoài ra xoá hết những ứng dụng không cần thiết, điển hình như các ứng dụng làm bạn không ngưng sử dụng được khi nhấp vào xem. Đưa ra hình phạt cũng như phần thưởng cho bản thân sau mỗi lần không hay đã hoàn thành nhiệm vụ.
Đăng ký các hoạt động hoạt động thể chất
Bạn chỉ sử dụng điện thoại quá mức khi bạn có thời gian rảnh. Vậy hãy thay đổi thời gian này bằng lịch trình tập luyện thể thao, tham gia các lớp học kỹ năng như chơi đàn, đọc sách. Đặc biệt hãy đăng ký khóa học dài ngày, trên 21 ngày để tạo được một thói quen.
“Nghi thức” buổi sáng nói không với điện thoại
Bạn thường có thói quen kiểm tra điện thoại vào mỗi sáng và đây chính là yếu tố khiến bạn thêm lệ thuộc vào nó. Tốt nhất hãy dừng hành động này lại, thức dậy mỗi sáng với tiêu chí không internet, không mạng xã hội, không đụng đến điện thoại. Lúc này hãy hoàn toàn tập trung cho những bài tập giãn cơ, ăn sáng, đọc sách và chuẩn bị áo quần đi làm hay đi học.
Trên đây là những chia sẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tầm nghiêm trọng của việc “nghiện điện thoại” cũng như biết cách hạn chế thời gian sử dụng thật khoa học.