1. Mẹ sau sinh có nên ăn mì tôm?
Trước khi trả lời câu hỏi sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm, chúng ta cùng giải đáp mẹ sau sinh có nên ăn mì tôm hay không. Sau sinh, mẹ cần một chế độ ăn khoa học, lành mạnh và giàu dinh dưỡng để vừa mau hồi phục sức khỏe, vừa có nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho em bé. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng trong mì tôm không đáng kể, lại chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và hương liệu. Do đó, mì tôm vừa không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, vừa tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Chính vì vậy, mẹ sau sinh có nên ăn mì tôm không thì theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh, kể cả sinh thường và sinh mổ đều không nên ăn mì tôm. Thay vào đó, mẹ nên tập trung vào các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn.
Mẹ sau sinh nên hạn chế ăn mì tôm
2. Sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm?
Mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm, nhưng nếu mẹ yêu thích và quá “ghiền” món ăn này thì sao? Sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm để hạn chế tối đa các ảnh hưởng? Theo đó, với mẹ sinh thường thì nên đợi ít nhất là 1 tháng, tốt nhất là 2 tháng mới có thể ăn mì tôm. Còn với mẹ sinh mổ thì nên đợi lâu hơn vì vết mổ sẽ mất 3 - 4 tháng để lành hẳn. Sau khoảng thời gian này thì mẹ có thể ăn nhưng chỉ nên ăn để giải quyết cơn thèm tạm thời, tuyệt đối không ăn thay cho bữa chính và ăn quá thường xuyên.
Ngoài ra, để tránh “lợi bất cập hại” khi ăn mì tôm thì mẹ sau sinh cần nhớ:
- Trụng vắt mì qua 2 lần nước sôi để giảm bớt lượng dầu và chất béo trong sợi mì.
- Chỉ nên cho ½ gói súp và muối để tránh quá mặn. Không dùng gói dầu trong gói mì mà hãy thay thế bằng dầu thực vật.
- Ăn mì tôm kèm trứng, thịt, tôm và các loại rau để tăng cường dinh dưỡng. Lưu ý là nấu chín trứng, thịt, tôm và rau rồi mới cho vào tô mì.
- Sau khi ăn xong thì uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để thanh nhiệt cơ thể, tránh bị nóng trong.
Nếu ăn mì tôm, mẹ nên ăn cùng trứng và rau
3. Tác hại của mì tôm đối với mẹ sau sinh
Biết sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm là chưa đủ, mẹ cần nắm rõ những tác hại của món ăn này để tránh đưa vào thực đơn ăn uống sau sinh.
Khó kiểm soát cân nặng
Một gói mì tôm 75g chứa tới 350 calo, điều này có nghĩa là mẹ chỉ cần ăn một gói mì tôm là đã dung nạp một lượng lớn calo vào cơ thể. Đó là chưa kể so với cơm thì mì gói khiến mẹ cảm thấy nhanh đói hơn và thèm ăn nhiều hơn. Tất cả điều này sẽ khiến cân nặng của mẹ bị mất kiểm soát, đối diện với nguy cơ tăng cân, thừa cân.
Giảm chất lượng và số lượng sữa
Giá trị dinh dưỡng của mì tôm cực thấp nên không thể tạo ra nguồn sữa chất lượng cho em bé. Và cũng vì mì tôm không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ nên cơ thể mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc tiết sữa, nếu tình trạng kéo dài sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra, nghiêm trọng hơn là gây mất sữa.
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Việc tiêu thụ mì tôm có thể khiến mẹ bị nóng trong người, suy giảm chức năng của gan thận. Song song đó, hàm lượng chất béo không lành mạnh có nhiều trong mì tôm còn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đó là lý do hạn chế ăn mì tôm càng nhiều càng tốt các mẹ sinh mổ nhé!
Ăn mì tôm có thể khiến mẹ sau sinh bị nóng trong người
4. Những lời khuyên hữu ích cho mẹ sinh mổ
Ngoài nắm bắt sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm thì mẹ sau sinh mổ cũng đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau.
Chú trọng vào dinh dưỡng
Mẹ sau sinh mổ cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, các loại hạt và trái cây nho, chuối. Các loại thực phẩm giúp tăng tiết sữa cũng cần được chú trọng như đu đủ xanh, móng giò, khoai lang, củ sen, rong biển,… Cần sơ chế và chế biến cẩn thận để vừa đàm bảo giá trị dinh dưỡng, vừa tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Chú ý chăm sóc vết mổ
Vết mổ càng được chăm sóc cẩn thận thì càng mau hồi phục. Để tránh bị nhiễm trùng vết mổ, mẹ cần giữ cho vết mổ được sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Nếu có tình trạng sưng đau, khó chịu hoặc vết mổ có dịch, mùi bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Mẹ sau sinh mổ không nên vận động mạnh và nhiều, chỉ cần vận động nhẹ nhàng và đều đặn là được. Ngoài ra, nên chú trọng vào việc nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dẫn đến lâu hồi phục. Mẹ có thể nhờ người thân hỗ trợ việc chăm sóc em bé để có nhiều thời gian cho bản thân.
Sau sinh, mẹ chú ý nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
Kiêng quan hệ vợ chồng
Trong 5 - 6 tuần đầu sau sinh, mẹ nên kiêng quan hệ vợ chồng vì lúc này sức khỏe mẹ chưa hồi phục, tâm lý chưa sẵn sàng, đặc biệt là vết mổ chưa lành nên có thể làm đau, bục vết mổ. Hãy nói chuyện, trao đổi với chồng để cả hai cùng thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng nhau trong giai đoạn này.
Tái khám theo lịch trình
Mẹ cần tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cơ thể đang hồi phục, vết mổ không có bất thường. Nếu có bất thường thì cũng kịp thời phát hiện và điều trị, phòng tránh biến chứng hậu sản.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi sinh mổ bao lâu được ăn mì tôm. Mọi nhu cầu đặt lịch khám, theo dõi thai kỳ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.