Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại

Mặc dù người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, nhưng có đến khoảng 35% người trưởng thành ngủ ít hơn thế và bị mất ngủ đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và đời sống. Vậy điều trị mất ngủ ban đêm như thế nào?

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại

Mất ngủ về đêm khiến người bệnh luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, khó tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ,…. Việc hiểu rõ mất ngủ đêm là bệnh gì, triệu chứng mất ngủ về đêm ra sao, nguyên nhân mất ngủ về đêm hay cách trị mất ngủ ban đêm như thế nào,… sẽ giúp bạn chủ động nhận biết và điều trị kịp thời, cải thiện chất lượng giấc ngủ hàng đêm của mình.

Mất ngủ đêm là bệnh gì?

Mất ngủ đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ vào mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc,… Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc. Đây cũng được xem là một trong các biểu hiện thường gặp của chứng mất ngủ về đêm.

Người bị mất ngủ đêm thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm

Mất ngủ đêm thường bắt nguồn từ nhiều vấn đề như nguyên nhân gây đau hoặc sử dụng các chất gây trở ngại cho giấc ngủ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân mất ngủ về đêm phổ biến như: (1)

Áp lực, căng thẳng kéo dài

Chứng mất ngủ về đêm có thể xuất hiện khi gặp áp lực trong học tập, công việc, gia đình và xã hội. Khi căng thẳng kéo dài buộc bộ não phải hoạt động liên tục và hệ thần kinh trung ương luôn cảm thấy hưng phấn khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, khi cơ thể ở trạng thái stress quá mức sẽ khiến hệ thần kinh phóng thích ra các nội tiết tố như cortisol, adrenalin,,.. để cơ thể có thể kích ứng tốt hơn. Khi các tác động này diễn ra với cường độ cao và kéo dài sẽ gây ức chế và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ ban đêm.

Thay đổi nội tiết tố

Chứng mất ngủ về đêm thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn mang thai, sau sinh. Bởi vì thời kỳ này nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi thất thường. Trong một số nghiên cứu cho biết, tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng về sức khỏe như đau khớp, bốc hỏa, căng thẳng, lo âu,… Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị mất ngủ đêm.

Xem thêm: Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiêu, cách điều trị & phòng ngừa.

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại
Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm

Thói quen ngủ không lành mạnh

Những thói quen ngủ có thể gây nên tình trạng mất ngủ về đêm như:

Mắc một số bệnh lý

Các bệnh lý như tiểu đêm, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày - thực quản, khó thở, bệnh về hô hấp…có thể là nguyên nhân gây mất ngủ đêm. Bên cạnh đó, tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ ban đêm cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Do đó, khi nhận thấy triệu chứng mất ngủ kéo dài không khỏi thì bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng mất ngủ về đêm

Những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng mất ngủ đêm như:

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại
Người bị mất ngủ về đêm sẽ rất khó đi vào giấc ngủ mỗi tối

Ai thường bị mất ngủ đêm?

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai, sau sinh thường là đối tượng dễ mắc chứng mất ngủ về đêm. Ngoài ra, mất ngủ ban đêm cũng thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Khi tuổi tác càng tăng cao sẽ khiến cho khả năng tiết ra hormone tăng trưởng HGH bị hạn chế. Từ đó sẽ làm cho giấc ngủ của người già bị ảnh hưởng xấu đi, gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.

Các hormone giúp thiết lập giấc ngủ tự nhiên thường được tiết ra nhiều nhất vào giai đoạn ngủ sâu - khoảng 10 giờ tối. Do đó, những người già bị mất ngủ đêm cũng sẽ khó có được giấc ngủ sâu vào thời gian này, làm cho hàm lượng hormone này bị hạn chế tiết ra, khiến cho tình trạng khó ngủ gia tăng. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân làm cho tình trạng mất ngủ về đêm chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, khi tuổi tác càng tăng cao sẽ tỉ lệ thuận với sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và não bộ. Do đó, khả năng hoạt động và sản xuất hormone melatonin (hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ về đêm) của tuyến tùng cũng bị ảnh hưởng.

Tác hại của khó ngủ khi về đêm

Tình trạng mất ngủ đêm kéo dài và không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người. Đó là sức khỏe, sắc đẹp và chất lượng cuộc sống.

Đối với sức khỏe

Đối với sắc đẹp

Đối với cuộc sống

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại
Trị mất ngủ ban đêm như thế nào để giúp cải thiện các hậu quả mà nó gây ra?

Cách trị mất ngủ ban đêm

Để trị mất ngủ ban đêm, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Hiện nay, các bác sĩ thường kết hợp cả phương pháp điều trị với thuốc và thay đổi lối sống để cho ra kết quả tốt nhất.

Trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng trong việc an thần, thư giãn và giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ về đêm như:

Các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên được dùng khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khiến chứng mất ngủ về đêm trầm trọng hơn.

Xem thêm: 6 loại thuốc trị mất ngủ phổ biến, cải thiện mất ngủ dễ dàng.

Chữa mất ngủ về đêm không bằng thuốc

Cách trị chứng mất ngủ về đêm không bằng thuốc chủ yếu dựa vào việc xây dựng lối sống, thói quen lành mạnh và suy nghĩ tích cực. Cụ thể như sau: (2)

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại
Có những cách trị mất ngủ ban đêm dùng thuốc và không dùng thuốc

Phòng ngừa

Mất ngủ đêm có thể được phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng mất ngủ về đêm bằng nhiều phương pháp như:

Các câu hỏi thường gặp chứng khó ngủ về đêm

Mất ngủ đêm uống thuốc gì?

Điều trị chứng mất ngủ về đêm có thể bằng các loại thuốc như:

Lưu ý, tất cả các loại thuốc kể trên đều phải được kê đơn và chỉ định uống của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống vì có thể gây ra một số phản ứng phụ làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ đêm, thậm chí là gây một số bệnh về tâm thần.

Khi bị mất ngủ cả đêm phải làm sao?

Khi bị bệnh mất ngủ về đêm, cần áp dụng một số lối sống khoa học để hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ ban đêm như:

Tuy nhiên, những cách trị mất ngủ về đêm chỉ hỗ trợ một phần. Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉ định dùng thuốc điều trị. Việc trị bệnh này chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉnh định của bác sĩ.

Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại
Người bị mất ngủ ban đêm kéo dài nên thăm khám để được hỗ trợ điều trị

Khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị điều trị mất ngủ về đêm uy tín hàng đầu. Khoa Nội thần kinh quỵ tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý thần kinh. Không chỉ vậy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn đầu tư vào hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, hỗ trợ tích cực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn mất ngủ đêm tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Mất ngủ ban đêm là tình trạng thường gặp ở người từ tuổi trung niên và phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ mang thai và sau sinh, người làm văn phòng,… Hiện nay tình trạng này có xu hướng trẻ hóa, tức là người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh mất ngủ về đêm do áp lực, căng thẳng kéo dài. Bên cạnh việc chú ý xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, thì việc đi khám bệnh tại các cơ sở y tế khi bị mất ngủ đêm là rất cần thiết. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định cách điều trị mất ngủ ban đêm hiệu quả, kịp thời, không ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cach-tri-mat-ngu-ban-dem-nguyen-nhan-trieu-chung-va-tac-hai-a20492.html