Theo nghiên cứu, hạt chia là loại thực phẩm dinh dưỡng. Hạt chia không chứa gluten, là nguồn chất xơ, protein và chất béo tốt. Ngoài ra, đây cũng là nguồn axit béo omega tuyệt vời mà bạn cần có trong các chế độ ăn lành mạnh, thậm chí là chế độ ăn chay.
Bài viết sẽ hướng dẫn 6 cách nấu hạt chia đơn giản nhưng vẫn tối ưu giá trị dinh dưỡng. Song trước khi đến với các công thức nấu hạt chia, bạn cần biết cách sử dụng hạt chia đúng cách để tránh những tác dụng phụ cho cơ thể.
Thực tế, hạt chia không cần nấu chín, có thể ăn sống được. Tuy vậy, hạt chia ăn sống có thể gây khó tiêu do chứa lượng xơ cao. Vì thế, nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, bạn nên nấu chín hạt chia trước khi ăn.
Việc nấu chín hạt chia giúp bạn dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hơn so với ăn sống. Ngoài ra, hạt chia đã nấu chín cũng được loại bỏ những vi khuẩn có hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì những lý do này, bạn nên tìm hiểu cách nấu hạt chia.
Bạn có thể thêm hạt chia vào bột của các công thức nấu ăn như bánh mì chuối và bánh nướng xốp, cũng như bánh kếp và bánh quế. Bổ sung hạt chia vào nguyên liệu nướng bánh sẽ giúp các món bánh của bạn có thêm dinh dưỡng và chất xơ đấy!
Khi làm bánh nướng, hạt chia là sự thay thế tuyệt vời cho trứng gà. Để có một “quả trứng hạt chia”, tất cả những gì bạn phải làm là trộn 1 muỗng canh (12 gram) hạt chia với 2,5 muỗng canh (40mL) nước.
Sau đó, bạn có thể áp dụng “quả trứng hạt chia” này để thay thế cho trứng gà trong các công thức nướng bánh. Một số công thức mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện: truyền thống và trứng muối
Cách làm bánh quy gừng thơm ngon đơn giản
Cách làm các bánh chuối nướng
Cách nướng bánh yến mạch siêu ngon
Một trong những cách đơn giản nhất để chế biến hạt chia là ngâm hạt chia với nước. Cách pha hạt chia với nước lọc siêu dễ như sau:
Để món nước hạt chia dễ uống hơn, bạn có thể áp dụng cách nấu hạt chia đường phèn theo công thức trên. Đây chắc hẳn là thức uống giải nhiệt phù hợp cho những ngày nắng nóng đấy!
Trà bí đao hạt chia là cách chế biến hạt chia thanh nhiệt lý tưởng mà bạn có thể thử tại nhà. Cách làm như sau:
Với cách làm tương tự, bạn có thể áp dụng để nấu sâm bí đao hạt chia. Bạn có thể tham khảo thêm cách nấu sâm bí đao tại đây.
Nha đam và hạt chia là nguồn cung cấp chất xơ, omega-3, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Cách nấu nha đam hạt chia đường phèn rất đơn giản như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Chần và ướp nha đam để loại bỏ vị đắng
Bước 3: Nấu nha đam đường phèn hạt chia
Mủ trôm hạt chia là loại thức uống lành mạnh và bổ dưỡng, được làm từ mủ trôm (nhựa của cây trôm), hạt chia, lá dứa và đường phèn. Hãy thử cách nấu hạt chia đơn giản này ngay tại nhà bạn nhé!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Nấu nước mủ trôm hạt chia
Mủ trôm nấu hạt chia sẽ ngon nhất khi uống lạnh. Vì thế, bạn có thể thức uống này nguội và bảo quản trong tủ lạnh nhé!
Hạt chia là thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng giảm cân. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần kết hợp việc uống/ ăn hạt chia với một chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh, bao gồm:
Uống nước hạt chia vào buổi chiều có thể giúp ngăn bạn ăn quá nhiều vào cuối ngày. Uống nước hạt chia vào buổi tối có thể giúp bạn giảm cơn thèm ăn trước khi đi ngủ.
Chỉ cần 1 muỗng canh hạt chia, bạn đã được cung cấp 20% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Bên cách những cách nấu hạt chia dinh dưỡng và đơn giản đã được đề cập, bạn có thể thử những cách nấu hạt chia lành mạnh như sau:
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hạt chia và những công thức nấu ăn lành mạnh mà bạn có thể áp dụng ngay. Ngoài cách nấu hạt chia, hãy theo dõi Hello Bacsi để cập nhật thêm những mẹo nấu ăn bổ ích khác bạn nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/6-cach-nau-hat-chia-thanh-mon-giai-nhiet-ngon-lanh-hap-dan-a19541.html