Những căn bệnh về da liễu như mày đay mãn tính không chỉ gây tác động xấu tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả điều trị bệnh.
Mày đay là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi 20 - 40. Nổi mề đay là tình trạng làn da phản ứng trước những yếu tố dị nguyên từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của tình trạng này là sự xuất hiện các nốt sần màu hồng hoặc đỏ như muỗi đốt. Mày đay có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là ở những vùng da thường bị bó chặt như lưng quần, nịt bụng,...
Các vết mày đay thường gây ngứa ngáy, sưng phù khó chịu. Bệnh nhân càng gãi thì các nốt sần càng lan rộng, có thể dẫn tới trầy da, nhiễm trùng. Bệnh cũng có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như đau khớp, sốt cao, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, khó thở, đau đầu hay thậm chí là trụy tim mạch (sốc phản vệ).
Mề đay gồm có mề đay cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) và mề đay mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Theo các chuyên gia, những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay là: dị ứng thời tiết, di truyền, chấn thương, mặc đồ quá chật, dị ứng thực phẩm như hải sản hoặc chất kích thích như rượu bia,... Ngoài ra, tình trạng sẩn ngứa, nổi mề đay còn do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể; là phản ứng sau khi dùng thuốc an thần, aspirin, penicillin; mắc bệnh lupus ban đỏ, cường giáp trạng, u ác tính hoặc do căng thẳng tâm lý,...
Nổi mề đay tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Bên cạnh đó, mề đay nổi ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ, trước ngực,... cũng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Để thoát khỏi tình trạng này, bệnh nhân cần tuân theo những hướng dẫn kiêng kỵ cần thiết dưới đây:
Triệu chứng điển hình của nổi mày đay chính là tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Khi bị ngứa, phản ứng bản năng của người bệnh chính là gãi. Nhưng việc gãi hoàn toàn không làm cơn ngứa dịu đi mà ngược lại càng gây ngứa ngáy khó chịu hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân gãi nhiều thì có thể làm trầy xước da, dễ nhiễm khuẩn, khiến các vết mày đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần kiêng gãi khi bị sẩn ngứa, nổi mề đay.
Mỹ phẩm có thể là một tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay khi cơ thể phản ứng với các thành phần có trong nó. Thậm chí, ở những người có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có thành phần dịu nhẹ cũng có thể bị dị ứng. Do đó, khi có triệu chứng nổi mề đay, bệnh nhân nên tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho tới khi tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này.
Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá,... có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu người bị nổi mề đay vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn, lâu khỏi hơn.
Mề đay có kiêng gió không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo đó, nhiễm phong (gió) là một trong số những nguyên nhân gây nổi mề đay. Khi bị nhiễm phong, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với môi trường, sản sinh ra chất có thể gây dị ứng, sẩn ngứa. Bên cạnh đó, khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài. Nếu muốn ra ngoài, người bệnh cần che chắn làn da cẩn thận, tránh tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.
Theo quan niệm dân gian, người bệnh nổi mề đay phải kiêng nước. Nhưng thực tế đây là quan niệm sai lầm. Nguyên nhân vì khi bị nổi mề đay, đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Nếu không tắm rửa sạch sẽ, bã nhờn tiết ra nhiều, kết hợp với vi khuẩn trên da có thể làm nhiễm trùng các nốt mề đay. Do đó, nếu bệnh nhân không tắm rửa thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi cơ thể đang nổi mề đay, làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi tắm người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề sau để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu:
Để hỗ trợ điều trị bệnh mày đay mãn tính hiệu quả, ngoài việc kiêng các loại thực phẩm trên, người bệnh cũng cần có chế độ ăn giàu vitamin A, B, C, các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón,... Đó là ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thực phẩm như khoai lang, mướp đắng, cam,... rất tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chủ động nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Theo các chuyên gia, để giảm nguy cơ mày đay mãn tính kéo dài, tái phát liên tục, người bệnh nên tránh lạm dụng hóa mỹ phẩm, chất kích thích, đồng thời cần giữ tâm lý thoải mái, tích cực và vận động cơ thể phù hợp. Ngoài ra, khi có biểu hiện sẩn ngứa, nổi mề đay, bệnh nhân nên sớm đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ uy tín trong việc khám, chữa bệnh nổi mề đay mãn tính và nhiều bệnh lý da liễu khác cho bệnh nhân. Với đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại, Vinmec Times City cam kết hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh mày đay, góp phần bảo vệ tối ưu cho sức khỏe của quý khách.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/luu-y-trong-dinh-duong-va-kieng-ki-cho-nguoi-bi-may-day-man-tinh-a17356.html