Bầu ăn bắp cải được không? Có gây sảy thai như lời đồn?

Có bầu ăn bắp cải được không là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm, đặc biệt khi có nhiều thông tin trái chiều về tác động của bắp cải đến thai kỳ. Bắp cải bổ dưỡng với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, việc bổ sung bắp cải vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ lại là một vấn đề cần được cân nhắc cẩn trọng. Vậy, bà bầu ăn được bắp cải không? Tiêu thụ bắp cải có tốt cho thai nhi không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Bắp cải (tên khoa học: Brassica oleracea), còn được gọi là bắp sú, là một loại rau điển hình thuộc họ nhà Cải (Brassicaceae), có lá dày, tròn, mọc ôm sát và xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp. Màu sắc của lá có thể thay đổi từ xanh lục nhạt, xanh đậm đến tím hoặc đỏ, tùy thuộc từng chủng loại.

Hương vị của bắp cải khá đặc biệt, hơi giòn và hăng khi ăn sống, nhưng mềm và ngọt hơn khi được nấu chín, làm cho chúng dễ dàng được ứng dụng trong nhiều món ăn khác nhau như salad, xào, luộc, hấp hoặc muối chua. Vậy, bà bầu ăn được bắp cải không?

Thành phần dinh dưỡng của bắp cải

Trước khi đưa ra nhận định cho việc có bầu ăn bắp cải được không, thai phụ cần đánh giá sơ về thành phần dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này.

Cụ thể, bắp cải là một loại rau chứa ít calo. Trung bình 100g bắp cải chỉ cung cấp cho cơ thể 29 calo, chủ yếu đến từ 5.8g carbohydrates (chất đường bột), 1.3g protein và 0.1g chất béo.

Đồng thời, loại cải này còn chứa nhiều chất xơ (2.5g / 100g); vitamin C, K, B9 (folate) cùng các loại khoáng chất như mangan, magiê, kali, canxi.

Chi tiết hơn, hàm lượng của một số loại vitamin và khoáng chất nổi bật chứa trong 100g bắp cải được trình bày trong bảng sau:

Bên cạnh vitamin và khoáng chất, bắp cải còn chứa hàm lượng cao chống oxy hóa thuộc nhóm axit phenolic (axit sinapic, axit ferulic, axit chlorogenic,…), flavonoids (kaempferol, quercetin, apigenin,…), anthocyanins, carotenoids (beta-carotene, lutein, zeaxanthin,…) và glucosinolates.

Điều này giúp bắp cải trở thành một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy, có bầu ăn bắp cải được không?

Bà bầu ăn bắp cải được không?

Phụ nữ mang thai ĐƯỢC ĂN bắp cải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Nguyên nhân là bởi bắp cải chưa ghi nhận chứa bất kỳ hợp chất nào có thể kích thích tử cung co thắt hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý, có bầu ăn bắp cải được không đồng nghĩa với việc nên ăn nhiều, mà cần tiêu thụ bắp cải có giới hạn, đồng thời kết hợp đa dạng hóa thực đơn hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai kỳ.

Có bầu ăn bắp cải có tốt không?

Khi được tích hợp vào trong một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, bắp cải có thể đem đến nhiều lợi ích TỐT cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Cụ thể như sau:

Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, một số nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu thụ rau họ Cải (bao gồm cả bắp cải) trong thai kỳ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bảo vệ sự phát triển của trẻ một cách tối ưu.

Tóm lại, bà bầu ăn bắp cải được không chỉ bởi chúng an toàn cho sức khỏe của mẹ, mà còn có thể góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng sản khoa nguy hiểm (tiền sản giật, sinh non, sảy thai,…) và bảo vệ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải có sao không?

Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như sau:

1. Rối loạn tiêu hóa

Bắp cải chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi và chướng bụng cho một số người. Do đó, mẹ bầu nên ăn bắp cải vừa phải và theo dõi phản ứng cơ thể để điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp.

2. Tăng nguy cơ suy giáp hoặc bướu cổ

Bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa glucosinolates (GS). Vào cơ thể, có khoảng 4 - 14.6% lượng GS sẽ được chuyển hóa thành isothiocyanates. Chất này có thể gây cản trở sự hấp thụ i-ốt vào tuyến giáp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hoặc bướu cổ.

Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp vấn đề về tuyến giáp, nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ để xem liệu mang bầu có ăn được bắp cải không, có an toàn cho sức khỏe hay không.

Tóm lại, có bầu ăn bắp cải được không đồng nghĩa với việc thai phụ nên tiêu thụ thực phẩm này một cách vô tội vạ, như ăn quá nhiều lần trong ngày hoặc ăn liên tục trong thời gian dài (nhiều ngày hoặc nhiều tuần).

Phụ nữ mang thai ăn bắp cải sao cho đúng?

Để tận dụng tối đa lợi ích của bắp cải, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

Các món ngon với bắp cải cho mẹ bầu

Sau khi đã biết được có bầu ăn bắp cải được không, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm về các cách chế biến bắp cải khác nhau để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, góp phần cải thiện trải nghiệm ẩm thực trong thai kỳ. Dưới đây là hướng dẫn nấu một số món ngon từ bắp cải mà mẹ bầu nên tham khảo:

1. Canh bắp cải thịt viên

Thành phần

Hướng dẫn thực hiện

2. Bắp cải cuộn thịt gà

Thành phần

Hướng dẫn thực hiện

3. Miến xào bắp cải

Thành phần

Hướng dẫn thực hiện

4. Bắp cải xào nấm

Thành phần

Hướng dẫn thực hiện

5. Chả giò bắp cải

Thành phần

Hướng dẫn thực hiện

Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài bắp cải?

Như đã chia sẻ, mẹ bầu ăn bắp cải được không đồng nghĩa với việc nên ăn nhiều. Thay vào đó, thai phụ cần tập trung đa dạng hóa khẩu phần ăn bằng cách luân phiên thay thế bắp cải với các loại rau lá xanh khác, chẳng hạn như:

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều folate (194 mcg / 100g), một dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Folate còn giúp cơ thể mẹ bầu tạo ra tế bào máu mới, giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Ngoài ra, cải bó xôi còn giàu chất sắt (2.71 mg / 100g), khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu, giúp duy trì năng lượng cho mẹ và cung cấp đầy đủ oxy đến nuôi dưỡng thai nhi.

2. Cải thảo

Cải thảo là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào (3.2 mg / 100g), giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C cũng giúp tăng cường hấp thu sắt từ các loại thực phẩm khác, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu trong thai kỳ.

3. Cải thìa

Cải thìa chứa nhiều canxi (105 mg / 100g), một khoáng chất quan trọng giúp hình thành xương và răng của thai nhi. Bên cạnh đó, canxi cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị là khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật của mẹ bầu.

Ngoài ra, cải thìa còn chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón - tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu khi thai nhi bắt đầu tăng trưởng nhanh về kích thước.

4. Rau muống

Rau muống là một nguồn dồi dào vitamin A (5837 mcg / 100g), dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, loại rau này còn giàu magie (71 mg / 100g), giúp giảm nguy cơ chuột rút và ngăn ngừa tăng huyết áp trong thai kỳ, yếu tố hàng đầu thúc đẩy biến chứng tiền sản giật khởi phát.

5. Rau dền

Rau dền giàu kali (611 mg / 100g), khoáng chất giúp duy trì cân bằng điện giải và điều chỉnh huyết áp. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều vitamin K (1140 mcg / 100g), dưỡng chất quan trọng cho quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết nội sọ ở thai nhi, đồng thời giúp vết thương của phụ nữ sau sinh mau lành.

Tóm lại, trả lời câu hỏi bà bầu ăn bắp cải được không, các chuyên gia đều cho là được, nhưng chỉ nên tiêu thụ ở lượng vừa phải, kết hợp rửa sạch và chế biến kỹ để loại bỏ các yếu tố có hại như thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Trên thực tế, việc đưa quyết định có bầu ăn bắp cải được không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe cá nhân của mỗi mẹ bầu. Do đó, nếu còn nhiều quan ngại xoay quanh việc bổ sung bắp cải vào chế độ ăn thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 633 599 để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp tường tận. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bau-an-bap-cai-duoc-khong-co-gay-say-thai-nhu-loi-don-a17350.html