1. Nguyên nhân gây ra và dấu hiệu nhận biết nóng trong người
1.1. Tại sao bị nóng trong người?
Nóng trong người là hiện tượng nhiệt độ bên trong cơ thể tăng cao nhưng bên ngoài lại hoàn toàn bình thường. Điều này thường xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khi ở trong chu kỳ kinh, mang thai,... hoặc có sự tác động từ yếu tố bên ngoài như chế độ sinh hoạt và ăn uống.
Người bị nóng trong thường dễ cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn trên da
1.2. Dấu hiệu nào cho thấy bị nóng trong người?
Trước khi tìm hiểu nóng trong người nên uống gì cần nhận diện đúng về hiện tượng này. Người bị nóng trong thường sẽ có các dấu hiệu sau:
- Nổi mụn hoặc mẩn ngứa.
- Quanh mắt có quầng thâm, mỏi mắt vì gan bị suy yếu.
- Thở có mùi hôi.
- Nước tiểu màu vàng.
- Môi khô và đỏ.
- Khi đánh răng bị chảy máu chân răng.
- Ăn rất nhiều nhưng không hề có dấu hiệu tăng cân.
- Giấc ngủ đêm khó và kém.
2. Vì sao cần tìm cách hạ nhiệt khi bị nóng trong người?
Việc nhiều người muốn biết nóng trong người nên uống gì là dễ hiểu vì nó xuất phát từ tâm lý muốn làm hạ nhiệt để cơ thể trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc làm này còn rất cần thiết vì nếu để thân nhiệt tăng cao kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy như:
- Dễ bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường sinh dục và đường tiết niệu.
- Cơ thể bị mất nước nên rối loạn điện giải, tiểu ít, co giật vì huyết áp cao, hôn mê và còn có thể bị nhiễm độc thần kinh.
- Nóng trong có thể xâm nhập đến phần huyết gây sốt cao, chảy máu cam, xuất huyết dưới da,...
3. Bị nóng trong người nên uống gì để nhanh hạ nhiệt?
3.1. Trà bí đao
Khi tìm hiểu nóng trong người nên uống gì chắc hẳn nhiều người không còn lạ lẫm gì với thức uống tự nhiên này. Trà bí đao được xem là thần dược để điều trị nóng trong bởi nó mang lại rất nhiều công dụng:
- Thải độc, lợi tiểu, tốt cho gan và thận.
- Giải nhiệt nhờ tính hàn vốn có của quả bí đao.
Khi muốn biết nóng trong người nên uống gì thì trà bí đao là lựa chọn hàng đầu
Để làm trà bí đao giải nhiệt khi bị nóng trong người bạn cần: 4 quả la hán, 2kg bí đao và 50g hạt chia. Cách chế biến đơn giản là: gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt rồi thái bí đao thành từng miếng nhỏ như ngón tay cái sau đó cho vào nấu với 2 lít nước, đến khi sôi thì cho la hán quả vào, giảm nhiệt rồi tiếp tục nấu trong 1.5 - 2 giờ cho đến khi nước chuyển sang màu nâu đen.
Trong giai đoạn chờ nước bí đao chuyển màu hãy ngâm hạt chia trong nước lọc để cho hạt nở ra. Khi nước đã sang màu đen thì lọc lấy nước cốt pha thêm nước lọc vào sao cho đảm bảo tỷ lệ 1:3 và thêm vào đó 1 - 2 muỗng canh hạt chia để uống.
3.2. Nước từ gạo lứt rang
Gạo lứt không chỉ là nguồn cung cấp tinh bột mà còn giàu chất xơ, chất đạm, chất béo, các axit, khoáng chất và vitamin nhóm B,... giúp cơ thể được đào thải độc tố và chất dư thừa, giải độc gan thận nên loại bỏ được nóng trong. Gạo lứt còn là nguồn thực phẩm tốt cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,...
Nếu bạn chưa biết nóng trong người nên uống gì, hãy lấy 100g gạo lứt đem rang đến khi chuyển màu đậm và có mùi thời thì đổ vào cùng 2 lít nước, nấu đến khi gạo nhừ, thêm vào chút muối, đợi nước bớt nóng thì chắt lấy nước uống. Hoặc cách khác, bạn có thể bỏ gạo lứt đã được rang vào ấm trà rồi pha như pha trà để uống bình thường.
3.3. Trà quả khổ qua
Trái khổ qua không những giàu vitamin C mà còn chứa chất chống oxy hóa giúp giảm axit uric máu, trị đái tháo đường, ổn định huyết áp,... Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong loại quả này còn giúp giải độc và hạ men gan, rất hiệu quả để loại bỏ mụn và mẩn đỏ.
Trà khổ qua là thức uống hạ nhiệt rất tốt cho người bị nóng trong
Cách làm trà khổ qua trị nóng trong người như sau: khổ qua rửa sạch rồi đem thái lát mỏng, phơi khô sau đó cho vào bình thủy tinh để dùng dần. Hàng ngày, lấy một nhúm khổ qua đã được phơi khô pha trà uống ngay khi nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần lưu ý rằng, khổ qua tính mát nên nếu bị huyết áp thấp hay trẻ dưới 2 tuổi thì không nên dùng loại trà này. Thai phụ bị nóng trong cũng không nên lạm dụng trà khổ qua để tránh bị rối loạn tử cung gây đau bụng, sảy thai, sinh non.
3.4. Nước sắn dây
Từ trước đến nay bột sắn dây vốn quá nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt cơ thể nhưng không phải ai cũng biết cách pha nước sắn dây trị nóng trong người sao cho đúng. Để có một ly nước sắn dây chuẩn bạn hãy lấy 1 quả quất vắt lấy phần nước cốt sau đó pha 1 muỗng bột sắn dây với 100ml nước lọc rồi thêm chút đường, nước cốt quất vào, khuấy đều cho tan và thưởng thức.
Đối với công thức pha nước sắn dây dành cho người nóng trong người nên uống gì cần lưu ý rằng loại bột này có tính hàn nên khi dùng cho trẻ nhỏ hãy ăn ở dạng chín, tuyệt đối không để dạng sống để tránh đau bụng hoặc tiêu chảy. Với thai phụ, cơ thể dễ bị nóng trong do thay đổi nội tiết tố nhưng lại dễ bị lạnh vì sức kháng yếu, vì thế, tốt nhất cũng nên dùng sắn dây ở dạng được nấu chín. Những người bị huyết áp thấp, thể trạng yếu ớt và mệt mỏi thì không nên dùng bột sắn dây.
Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn tìm được loại nước uống phù hợp khi băn khoăn nóng trong người nên uống gì. Có rất nhiều loại thức uống có tác dụng làm hạ nhiệt cơ thể nhưng bạn nên kết hợp với việc tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và có lối sống khoa học để đạt hiệu quả giải nhiệt tốt nhất.