1. Chữ Tâm là gì? Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo
Chữ Tâm là một từ để chỉ lương tâm của con người. Tất cả mọi hành động mà con người làm đều xuất phát từ cái tâm, có thể là tâm thiện hoặc tâm ác. Người có tâm thiện sẽ luôn suy nghĩ và hành động theo luân thường đạo lí. Còn người với cái tâm không lành luôn có tà ý và thường làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.
Phật giáo thường nhắc tới chữ Tâm với mục đích hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, nhắc nhở mọi người nên tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm điều tốt lành cho cuộc đời. Có như vậy, cuộc sống mới được an lành và ý nghĩa.
Còn nếu để cái tâm trở nên lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Cái tâm gian dối dẫn tới cuộc sống bất an. Cái tâm ghen ghét mang đến cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ khiến cuộc sống mất vui. Tâm tham lam chỉ khiến cuộc sống dối trá.
Trong Kinh Đại bát Niết bàn có viết rằng: Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh nhưng chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp. Có nghĩa là con người đều có tâm trong sáng bên trong mình nhưng lại bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối khiến cho cái tâm đó luôn xao động, tạo thành tâm bất an điên đảo, từ đó tạo ra tội tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.
2. Phân biệt 6 loại tâm
Trong những lời phật dạy về chữ Tâm, có rất nhiều loại khác nhau mà bạn cần hiểu rõ để thực hiện theo:
- Nhục đoàn tâm - dịch nghĩa đen là trái tim thịt. Một ví dụ về loại tâm này trong Bồ Tát Giới Kinh đó là: Hễ Bồ Tát nghe tiếng của bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha để phá huỷ Phật giáo, dường như có ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình.
- Tinh yếu tâm - dịch nghĩa đen là chỗ kín mật, chỉ sự tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ trong Long Thọ Bồ Tát có viết về loại tâm này như sau: Phật pháp lấy tâm làm gốc còn lấy thân và khẩu làm ngọn.
- Kiên thực tâm nghĩa là cái tâm không hư vọng, còn được gọi là chân tâm, nhằm chỉ cái tuyệt đối, mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi con người. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết về Phật tính: Căn bản của sanh tử luân hồi chính là vọng tâm. Còn căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm.
- Liễu biệt tâm: Bao gồm 6 nhận thức đầu trong 8 thức, chỉ tri thức giác quan và ý thức. Loại tâm này dựa vào ngoại cảnh bên ngoài để tạo ra nhận thức và cảm xúc cho con người. Một câu nói thể hiện rõ cái tâm bị ảnh hưởng theo hoàn cảnh đó là: Tâm buồn cảnh được vui sao hay Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an.
- Tư lượng tâm: Đây là thức thứ 7 trong 8 thức với ý nghĩa là suy tính, được xem là tâm trạng mà con người không thể điều khiển một cách có chủ ý. Trong đó, chủ thể thường phát sinh mâu thuẫn của những quyết định tâm thức, không ngừng chấp dính vào bản ngã.
- Tập khởi tâm: Là loại tâm chứa đựng tất cả kinh nghiệm của đời sống mỗi con người cùng với nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần, căn nguyên của các hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý, cũng chính là nơi lưu trữ hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật có thể hữu hình hoặc vô hình.
3. Những lời Phật dạy về chữ Tâm
Đức Phật dạy rằng: Căn bản của sanh tử luân hồi chính là Vọng tâm. Còn căn bản của bồ đề niết bàn chính là Chân tâm. Con người sở dĩ bị trầm luân trong sanh tử, bởi vì mỗi ngày luôn sống với tâm viên tức là cái tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, giống như một con khỉ (viên) luôn nhảy nhót không ngừng.
Cái tâm khiến chúng sanh khi vui khi buồn, khi thương lúc ghét, khi khen lúc chê, khi tán thán rồi lại phê phán. Nếu biết kiểm soát cái tâm, giữ tâm luôn thanh tịnh hay chân tâm bất sanh bất diệt, thường hằng, vĩnh viễn thì con người sẽ được bình an. Còn nếu con người chỉ có vọng tâm: tham lam, sân hận si mê sẽ dẫn tới sanh và diệt.
Chẳng hạn như khi gặp chuyện không như ý muốn, tâm con người thường khởi sinh bực tức oán giận. Lúc này, bạn có thể quên quên mất bản tâm thanh tịnh của mình bình thường, tức là quên mất mình là ai mà chỉ biết giận dữ, thậm chí là trút giận lên người xung quanh.
Lâu sau cảm xúc của bạn nguôi dần, tâm dần trở lại trạng thái bình thường và tâm sân hận diệt đi, không còn nữa. Trong Phật giáo, sanh diệt có nghĩa là như vậy.
Khi bạn có tâm từ và tâm bi bạn sẽ dễ cảm thông với mọi điều, mọi người trong cuộc sống. Nhờ đó tâm giận tức hay tâm sân hận có thể giảm bớt. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng sinh sẽ bớt được tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, cố chấp. Cho đến khi tứ vô lượng tâm trở nên tròn đầy, vọng tâm tan biến, lúc đó tâm ý của con người sẽ trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện.
Cũng theolời Phật dạy về chữ Tâm, trong tâm khởi niệm, nếu chúng sinh biết giác ngộ kịp thời, liền biết không theo thì đó chính là chân tâm. Nhưng nếu còn mê muội, không giác kịp thời, đi theo niệm đó thì bạn đang sở hữu vọng tâm.
Con người có thể biết và quan tâm đến các sự việc bên ngoài nhưng chuyện bên trong tâm trí của mình thì không biết và không quan tâm. Cái tâm ý điên đảo, vọng tưởng lăng xăng này chính là nguyên nhân chính dẫn chúng sinh vào vòng sanh tử luân hồi.
4. Ý nghĩa cụ thể của những lời Phật dạy về chữ Tâm
Từng lời Phật dạy về chữ Tâm đều đáng để chúng sinh nghiền ngẫm, tìm hiểu ý nghĩa của từng câu và làm theo.
Nhất thiết duy tâm tạo:
Câu này không có ý nghĩa là tâm tạo ra hết mọi thứ mà chỉ thái độ của con người đối với thực tại, Niết Bàn hay địa ngục đều từ cái tâm của mình tạo ra.
Tùy tâm biểu hiện:
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, lời Phật dạy về chữ tâm được gói gọn trong 4 chữ: Tùy tâm biểu hiện, có nghĩa là mọi sự mọi việc trên đời như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai đều do vọng tâm của chúng sinh biến hiện ra.
Sự cảm thọ này tùy theo tâm trạng của từng cá nhân, không ai giống ai, lúc này không giống lúc khác, nơi này không giống với nơi khác. Cùng một câu chuyện, một người thích nó có thể cho là đúng, người không ưa thì cho là sai, tất cả đều do cái tâm sanh diệt, thay đổi bất thường.
Tam giới tận tâm, tức thị Niết Bàn:
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy rằng: Tam giới tâm tận, tức thị niết bàn có nghĩa là khi nào chúng sinh dứt sạch tâm trong ba cõi, lúc đó mới thấy được niết bàn. Ba cõi trong Phật giáo còn được gọi là tam giới, bao gồm: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai:
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy lời này có nghĩa là một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà con người không biết tự kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, chướng ngại sẽ xảy đến tiếp nối sau đó.
5. Áp dụng chữ Tâm trong cuộc sống như thế nào?
Thấu hiểu những lời Phật dạy về chữ Tâm, bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng ngay trong những việc nhỏ hàng ngày cho tới những đại sự trong cuộc sống.
5.1. Áp dụng chữ Tâm trong công việc
Trong công việc, bạn cần chú trọng mang tới khách hàng những giá trị thực, tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng và đáp ứng đúng những gì họ mong muốn. Nếu giữ được cái tâm luôn suy nghĩ vì người khác bạn sẽ có rất nhiều khách hàng tự tìm đến và trở nên trung thành.
Còn nếu bạn bán hàng không tận tâm, chỉ chú trọng làm sao bán được thật nhiều bằng bất cứ giá nào, bạn sẽ dần đánh mất khách hàng.
5.2. Chữ tâm trong tinh thần lãnh đạo
Thí nghiệm do Gallup tiến hành trong giai đoạn từ 2011 - 2015 nhận thấy có 5 yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo ưu tú:
- Biết động viên chính mình và cổ động cho các cộng sự cùng phát triển.
- Luôn quyết đoán để vượt qua trở ngại và đưa ra những quyết định trọng đại.
- Sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân mình và tạo điều kiện cho đội ngũ hoạt động tốt nhất.
- Có khả năng xây dựng mối quan hệ với từng cá nhân trong đội, nhóm.
- Biết cách ra quyết định và chủ động giải quyết các vấn đề phức tạp thay vì né tránh chúng, luôn chuẩn bị kế hoạch từ trước.
Ở cuối cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng những nhà quản lý biết lãnh đạo bằng cái tâm luôn có đội ngũ cực kỳ gắn kết và hiệu suất làm việc cao vượt trội.
Nói cách khác, họ “vô tình” áp dụng những lời Phật dạy về chữ Tâm một cách nhuần nhuyễn và chân thật. Nhờ đó, họ có được lòng nhân viên, giữ chân đội nhóm cống hiến, nỗ lực vì tập thể chung.
5.3. Chữ tâm trong cuộc sống
Lời Phật dạy về chữ Tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay chính là sự chân thành, từ ái, biết quan tâm sâu sắc tới mọi người xung quanh từ đáy lòng. Bạn hãy tự chất vấn bản thân đã thực sự quan tâm chân thật tới bạn bè, gia đình, khách hàng hay chưa, đã gạt tất cả mục đích khác ngoài việc thật tâm lắng nghe hay giúp đỡ đối phương trong cách cư xử của mình.
Những lời Phật dạy về chữ Tâm chính là bài học quý báu về nhân sinh giúp bạn khai sáng tâm hồn. Từ đó, bạn có thể học cách giữ tâm lương thiện và trong sáng để sống có ý nghĩa hơn cho mình và cho đời.