Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào, hỗ trợ cải thiện loãng xương hiệu quả
Vai trò của sữa loãng xương trong phòng ngừa và cải thiện căn bệnh này?
Canxi là khoáng chất chính trong xương, và sữa cùng các sản phẩm chế biến từ sữa là nguồn cung cấp canxi rất phong phú.
Để biết lợi ích thật sự của sữa nói chung, sữa loãng xương nói riêng trong việc phòng ngừa và cải thiện mật độ xương, bạn có thể tham khảo một số nghiên cứu khoa học về vai trò của canxi trong sữa đối với sự phát triển và hình thành của xương ở từng giai đoạn cụ thể sau đây:
Tuổi trẻ (trước 25 tuổi)
Sử dụng các sản phẩm chứa nhiều canxi trong suốt thời trẻ được cho là làm tăng tích lũy xương, giúp khối lượng xương đỉnh đạt được cao hơn (kết luận của đề tài nghiên cứu: “Thực phẩm giàu canxi và tăng trưởng khối lượng xương ở trẻ em gái trước tuổi dậy thì” đăng trên trang NCBI)(1).
Tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ (từ 30 - 42 tuổi)
Sữa giàu canxi làm giảm tốc độ mất xương, từ đó cải thiện mật độ xương (kết luận của đề tài nghiên cứu: “Thay đổi chế độ ăn uống với các sản phẩm từ sữa để ngăn ngừa mất xương đốt sống ở phụ nữ tiền mãn kinh” đăng trên trang NCBI)(2).
Người cao tuổi (sau 60 tuổi)
Bổ sung canxi giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương (kết luận của đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng lâu dài của việc bổ sung canxi đối với nồng độ hormone tuyến cận giáp trong huyết thanh, chu chuyển xương và mất xương ở phụ nữ cao tuổi” cũng được đăng tải trên trang NCBI - Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia - Trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ)(3).
Qua đây có thể thấy rằng, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương ở mọi độ tuổi. Chính vì chứa hàm lượng canxi phong phú và dễ hấp thu nên sữa và các sản phẩm từ sữa được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên, loãng xương xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài mất khối lượng chất khoáng (canxi) theo thời gian, loãng xương còn là hậu quả của sự thay đổi nội tiết tố (testosterone ở nam và estrogen ở nữ); chấn thương xương khớp; một số bệnh lý về tiêu hóa, thận và tuyến giáp; cân nặng; hút thuốc lá…
Bệnh loãng xương (giảm mật độ khoáng xương) do thiếu canxi, thay đổi nồng độ hormone, chấn thương và bệnh lý…
Điều này nói lên một thực tế là nếu chỉ bổ sung canxi thôi thì chưa đủ để khắc phục được tình trạng loãng xương. Do đó, nếu bị suy giảm mật độ khoáng xương, bạn không thể dựa hoàn toàn vào sữa dành cho người loãng xương, phải có một phác đồ điều trị toàn diện, kiểm soát các yếu tố gây bệnh mới khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Loãng xương nên ăn gì và kiêng gì?
Giải pháp cải thiện, phòng ngừa loãng xương và chăm sóc xương khớp toàn diện từ gốc
Như đã kết luận ở trên, để tình trạng được cải thiện một cách tối ưu bên cạnh việc uống sữa, bạn cần một giải pháp toàn diện bao gồm thay đổi lối sống, vận động hợp lý, kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ và chủ động bảo vệ xương khớp bằng cách bổ sung 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày. Việc bổ sung JEX thế hệ mới là điều cần thiết nhằm giúp làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng vận động và giảm các nguy cơ mắc bệnh xương khớp hiệu quả
JEX thế hệ mới chứa các dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng thúc đẩy tái tạo sụn khớp và, xương dưới sụn, đồng thời tăng cường độ bền chắc cho xương khớp. Đặc biệt, tinh chất Collagen Peptide đã được nghiên cứu khoa học chứng minh về khả năng kích thích tăng sinh tế bào tạo xương mới (tạo cốt bào) để cạnh tranh với tế bào tiêu xương (hủy cốt bào), làm gia tăng hình thành xương. Nhờ đó giúp phục hồi mật độ khoáng của xương và cải thiện độ bền của xương.
Dùng JEX thế hệ mới đều đặn mỗi ngày và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhóm thực phẩm giàu canxi (bao gồm sữa loãng xương) sẽ mang lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa loãng xương cao nhất hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm cũng hỗ trợ rất tốt cho việc ngăn chặn phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp khác, nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua một sản phẩm tuyệt vời như JEX thế hệ mới nhé!
Người bị loãng xương nên uống sữa gì?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại sữa theo nhu cầu sử dụng và sức khỏe của bản thân. Nhưng để chọn được loại sữa tốt nhất cho tình trạng loãng xương, bạn nên tham khảo những thông tin sau đây.
Tiêu chí lựa chọn sữa phù hợp cho người loãng xương
Đối với người loãng xương, loại sữa được cho là phù hợp phải đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như:
Giàu canxi
Như đã phân tích ở trên, thiếu hụt canxi là một trong những yếu tố chính dẫn đến loãng xương, khiến xương yếu, xốp và dễ gãy. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên khi xác định loãng xương nên uống sữa gì? đó là phải giàu canxi. Cùng với đó, người bị loãng xương nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa… với hàm lượng phù hợp.
Giàu vitamin D
Sữa loãng xương cần chứa vitamin D bởi loại vitamin này giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Hai loại vitamin D được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe của xương là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol).
Ít chất béo
Theo chuyên gia, nồng độ lipid trong máu cao có thể trực tiếp làm giảm mật độ khoáng xương. Do vậy, bệnh nhân loãng xương hoặc người có nguy cơ loãng xương nên chọn loại sữa ít chất béo để không làm ảnh hưởng đến chất lượng xương.
Ít đường
Theo Natural News, tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến quá trình đào thải canxi và khoáng chất hữu ích cho xương diễn ra nhanh hơn, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Bạn nên chọn loại sữa ít đường hoặc không đường để tránh tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi mật độ xương.
Bên cạnh đó, người bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương cao, khi lựa chọn sữa cũng nên ưu tiên cho sản phẩm chứa các khoáng chất thiết yếu cho xương khác như phốt pho, magiê và ít béo. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn loại sữa dành cho người loãng xương phù hợp nhất.
Có phải sữa càng nhiều canxi thì càng tốt cho người loãng xương không?
Mặc dù, lượng canxi tối ưu mà người bệnh loãng xương nên tiêu thụ (bao gồm từ chế độ ăn uống và các thực phẩm bổ sung như sữa) chưa được xác định một cách cụ thể và rõ ràng, nhưng theo Quỹ Loãng xương Quốc gia của Mỹ (The National Osteoporosis Foundation) khuyến cáo:
Phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống và nam giới từ 70 tuổi trở xuống nên bổ sung 1.000 miligam (mg) canxi mỗi ngày.
Phụ nữ lớn hơn 50 tuổi và nam giới lớn hơn 70 tuổi nên bổ sung 1.200 mg mỗi ngày.
Mỗi ngày nên bổ sung bao nhiêu canxi (từ sữa và các thực phẩm khác) tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng xương khớp của từng người
Bù đắp dưỡng chất thiếu hụt là điều đương nhiên, nhưng bổ sung bao nhiêu còn tùy vào nhu cầu của cơ thể mỗi người. Chính vì thế, loại sữa người loãng xương cần là sản phẩm cung cấp đủ lượng canxi cơ thể có thể hấp thụ theo từng ngày, không phải chứa càng nhiều canxi thì càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa và cải thiện loãng xương ở người cao tuổi
Lưu ý khi dùng sữa loãng xương bạn cần biết
Sữa loãng xương không phải là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp canxi và các khoáng chất thiết yếu cho xương. Người bị loãng xương có thể làm phong phú thực đơn của mình bằng những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: sữa chua, nước cam, cá mòi, cá hồi, phô mai, đậu phụ, cải xoăn, cải thảo, bông cải xanh…
Để thúc đẩy gia tăng hình thành xương và giảm thiểu mất canxi, cùng với việc thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D trong suốt cuộc đời, người bệnh bị loãng xương cần xây dựng lối sống lành mạnh với một số lưu ý sau:
Tập thể dục thường xuyên và chạy bộ hoặc đi bộ được khuyến khích cho người loãng xương.
Bỏ hẳn hút thuốc.
Hạn chế cà phê và rượu, bia.
Quay lại với câu hỏi loãng xương nên uống sữa gì? chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn loại sữa thích hợp nhất, cũng như định mức sữa nên dùng mỗi ngày. Hơn nữa, trước khi mua sữa, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ xuất xứ để tránh mua phải hàng giả hàng nhái.
Và một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng, sữa loãng xương không phải giải pháp điều trị loãng xương, đây chỉ là nguồn chứa canxi thiết yếu góp phần cải thiện mật độ khoáng xương. Muốn chữa trị bệnh loãng xương hiệu quả, bạn cần kết hợp 3 yếu tố: Một là phác đồ của bác sĩ; hai là sản phẩm có khả năng kích thích tái tạo xương mới (như JEX thế hệ mới) và ba là duy trì lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động điều độ.