Nói về tình dục, người Trung Quốc thường lấy từ Xuân (mùa xuân) để chuyển tải chuyện tế nhị này. Chẳng hạn: Về chuyện chăn gối thì gọi là Xuân sự. Sách viết về chuyện phòng the là Xuân sách (hay Xuân thư). Đêm xảy ra chuyện nam nữ ân ái gọi là Xuân tiêu.
Tình cảm trai gái đã chín muồi gọi là Xuân phong nhất độ. Sự ham muốn giữa trai gái gọi là Xuân tâm, Xuân tình, Xuân ý. Nơi diễn ra cuộc mây mưa hoan vũ gọi là Xuân cung. Tranh vẽ sinh hoạt tính dục gọi là Xuân công, Xuân họa. Các loại thuốc, thức ăn, thức uống làm tăng khả năng hoạt động tình dục là Xuân dược.
Trong Kim Bình Mai có ghi rõ chuyện Tây Môn Khánh cầu xin Hồ Tăng cho mình Xuân dược. Sau đó mỗi khi vui vầy cùng vợ hay ra ngoài ăn vụng đều không quên uống Xuân dược…
Xuân dược được sử dụng để tăng cường công năng tình dục và nâng cao khoái cảm của hai bên nam nữ. Xuân dược được sử dụng từ rất sớm.
Trong ngôi mộ cổ gò Mã Vương đời Hán, khi khai quật người ta đã phát hiện thấy những bài thuốc Xuân dược có ghi rõ là Tráng dương (nam), Tráng âm (nữ).
Trong sách cổ đời Đường thấy có ghi phương thuốc Ích đa tán, trong uống, ngoài xoa có tác dụng: Làm cho “nam tử dương” to ra và “nữ ngọc môn” nhỏ lại.
Bắt đầu từ thời Ngụy Tấn nổi lên trào lưu uống các loại Xuân dược, gọi chung là Kim đan, nhưng về sau người ta thấy có loại như Ngũ Thạch tán tuy có tác dụng tráng dương nhưng lại rất có hại cho cơ thể nên bỏ dần.
Đến thời Minh thì Xuân dược lại rất thịnh hành, Hồng Cơ đã biên soạn cả một cuốn sách gọi là Nhiếp sinh tổng yếu ghi chép các phương thuốc Xuân dược.
Tóm lại, các phương thuốc Xuân dược thời cổ rất khó phân biệt với các loại thuốc chữa trị lâm sàng các chứng dương nhược và âm lãnh, phần lớn chưa được kiểm chứng về công hiệu cho dù một số bài quả là rất hiệu nghiệm.
Từ thời Tống, các y gia băt đầu nhận ra rằng không phải mọi người đều dùng chung được một thứ Xuân dược, mà cần phải “biện chứng luận trị”, tức là tùy vào tình trạng cơ thể của từng người mà kê đơn bốc thuốc. Còn các phương thuốc nói đến trong các tiểu thuyết tình dục như Xuân huyết giao trong Phi Yến ngoại truyện, hay Hồ Tăng dược hoàn trong Kim Bình Mai thì không thể tin được.
Trong các loại dược vật cổ truyền của Trung Quốc, các loại ôn thận tráng dương phần lớn đều có tác dụng trợ dục, nhưng thường là không mạnh. Có thể thấy, về thảo dược có: Phụ tử, Nhục quế, Dâm dương hoắc; khoáng vật có Dương khởi thạch; về động vật dược có: Hải mã, Ngưu pín, Cẩu pín, Lư thận, Lộc nhung, Tàm nga (con ngài), Cửu hương trùng.
Chính vì dùng riêng tác dụng không mạnh nên người xưa hay dùng chung “phúc phương” để tăng công hiệu. Ngày nay, người Trung Quốc đã sử dụng công nghệ hiện đại để bào chế ra những loại thuốc như Trung Quốc Mãnh nam, Hải mã tam thận hoàn…
Xuân dược ở Trung Hoa xưa
Chợ bán các loại Xuân dược hiện đại ở Quảng ChâuỞ Trung Quốc, trong chính sử, dã sử và cả trong các truyện kiếm hiệp đều có nói đến Xuân dược. Có một loại Xuân dược đặc biệt được nói đến nhiều vào đời nhà Thanh và có một loại dược thảo được truyền miệng trong dân gian, xem như một thứ thần dược dành riêng cho đàn ông. Đó là thuốc A-tô-cơ - Tên một hợp chất dược thảo của người Mông Cổ.
Theo một tài liệu ghi nhận được trong dân gian vùng Ngoại Mông, để chế ra A-tô-cơ, các vị Lạt Ma đã tổng hợp các chất: nhụy hoa Cúc Tuyết (vốn chỉ mọc ở vùng băng giá và nở hoa vào đúng khi thời tiết, vùng đất băng giá tuyết lạnh nhất);
Tuyết Liên - Hạt sen chôn vùi dưới tuyết hằng trăm năm; mật hoa của một cỏ dại ẩn mình hằng chục năm dưới tuyết lạnh, chỉ nở hoa khi vươn lên khỏi mặt tuyết (vài chục năm mới ngoi lên được một lần, và thường chỉ nở hoa về đêm); Nhân sâm - Cộng thêm với tinh hoàn hải cẩu và máu của một loài chim trĩ không đuôi của vùng biên thùy Mông Cổ.
Loài chim này tương truyền có chu kỳ tình dục lạ đời và dài lâu nhất hành tinh: mỗi cuộc giao phối thường kéo dài từ đầu mùa trăng cho đến cuối mùa, con đực, con cái dính nhau trên cây, sau đó mỏi chân rơi xuống sông, suối trôi đi vài trăm dặm vẫn dính lấy nhau cho đến khi kết thúc cuộc ân ái.
Còn có một loại Xuân dược nữa có tên là Cúc hoa băng lân tửu. Tương truyền, Anh Minh hoàng đế (Nỗ-nhĩ-cáp-xich, vị vua mở đầu nhà Mãn Thanh), được một vị quốc vương Triều Tiên gửi biếu một loại rượu đặc chế từ 1.000 bông Cúc tuyết.
Cách pha chế được đính kèm: bông Cúc tuyết hiếm hoi lắm mới nở khi có ánh mặt trời, nên vừa ra hoa nào phải hái ngay và đem ủ trong một lọ bằng bạch ngọc, sau đó đóng kín nắp lọ rồi vùi sâu dưới tuyết.
Những đóa hoa cúc ủ kín này đúng 1.000 ngày sẽ lên men và thành một chất rượu cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng. Phải ủ thêm 1.000 ngày nữa mới thành Cúc hoa băng lân tửu.
Từ Anh Minh hoàng đế truyền sang vua Khang Hy, qua Ung Chính rồi đến Càn Long. Chính vua Càn Long là người phát huy tối đa tác dụng của loại dược tửu này khi ông được các Lạt Ma giúp tinh chế thành dạng viên, để dễ lưu giữ và dễ dùng. Mỗi khi cần thì ngậm một viên và tác dụng kéo dài cả đêm.
Tác dụng của thuốc rất mạnh, chỉ những người có sức khỏe tốt mới dùng được. Nhưng, nếu yếu sức thuốc sẽ “vật” đến mức tàn phế, bất lực vĩnh viễn.
Loại Xuân dược thứ ba là Sâm thử (Chuột sâm). Đây là một bí mật mà mãi khi Càn Long băng hà mới được tiết lộ. Đó là những con chuột bạch ngay từ nhỏ đã được nuôi bằng củ nhân sâm. Suốt đời chúng chỉ sống bằng sâm nên béo tròn và sung mãn khác thường.
Viagra- Thứ Xuân dược, con dao hai lưỡi thời nayChúng truyền giống cho nhau và khi con chuột cái mang thai, chúng bị cho vào ngâm chung với Cúc hoa băng lân tửu. Đúng 365 ngày ngâm rượu, xác con chuột cái mang thai sẽ được vớt ra tán nhuyễn, vo viên và sấy khô, lưu trữ trong lọ ngọc và dùng dần. Mỗi lần chỉ một viên, song kết quả thật đáng kinh ngạc.
Cũng có cách nuôi chuột bạch bằng sâm khác với cách trên: Thả chuột vào vườn nhân sâm tươi, biệt lập chúng trong khu vực đó, để chúng tự do ăn những củ sâm còn sống, cho đến lúc chuột trưởng thành, động dục, thì bắt đem ngâm rượu như nói trên; hoặc đem chưng cách thủy và ăn như người ta ăn gà ác tiềm.
Tuy cách sau không “bốc” bằng cách trước, nhưng có công dụng hỗ trợ: Ắn thịt chuột sâm để bổ khỏe tăng lực, còn uống viên Sâm thử thì để tăng dục khi “lâm trận”.
Tuy nhiên, không phải có Xuân dược rồi thì có thể chơi bời thoả thích. Chính sử Trung Quốc đã ghi lại chuyện một vị hoàng đế tên là Hán Thành Đế Lưu Ngạo đã bị chết vì dùng Xuân dược quá độ.
Người Triểu Tiên và Xuân dược
Canh thịt chó, Xuân dược của người Hàn QuốcỞ Hàn Quốc có câu chuyện vui như thế này: Nếu có ai nói sâu róm giúp cải thiện cuộc sống phòng the thì lập tức sâu róm trong rừng nơi đó sẽ bị tuyệt diệt ngay.
Tuy đây chỉ là câu chuyện cười, nhưng nó nói lên phần lớn người Hàn Quốc tin rằng có thể cải thiện cuộc sống vợ chồng thông qua việc ẩm thực.
Người Hàn Quốc rất chú ý chuyện ăn uống, “thực phẩm là dược phẩm”. Bộ y thư nổi tiếng của cả xứ Cao Ly là Đông y bảo giám bien soạn từ thế kỷ 17 cho rằng: “Dược thực nhất thể, Y thực đồng nguyên”.
Tuy văn hoá truyền thống Hàn Quốc kỵ nói đến chuyện tình dục, nhưng văn hoá ẩm thực của họ lại có rất nhiều món ăn gây hiệu quả tráng dương, tăng cường khả năng tình dục.
Ba loại canh tráng dương bổ tinh
Người Hàn Quốc cho rằng có ba loại canh cá chạch, sâm gà và thịt chó đều có tác dụng tăng cường khả năng tình dục.
Canh cá chạch của người Hàn Quốc khá độc đáo. Người ta đem nghiền cả con thành bột, khi ăn chả ai biết nó làm bằng nguyên liệu gì. Loại canh này dinh dưỡng phong phú, giàu chất đạm, giàu canxi và vitamin A, B2, lợi cho “ôn kinh thông lạc”, giúp cường tinh, tăng cường khả năng tình dục.
Canh gà sâm cũng là một món ăn tăng bổ nổi tiếng của Hàn Quốc, nhất là vào mùa hè. Người Hàn Quốc cho rằng, đây là món bổ tinh dành cho đàn ông nhưng cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt đối với phụ nữ.
Ngoài ra, người Hàn Quốc còn có quan niệm “Lấy nhiệt trị nhiệt”. Ăn thịt chó giữa ngày Đại thử là một sáng kiến độc đáo của họ. Họ cho rằng, ngày hè viêm nhiệt, mồ hôi bài tiết nhiều khiến cơ thể mất nhiều năng lượng và dinh dưỡng, cần phải tẩm bổ.
Mà canh thịt chó là món có tác dụng từ bổ ngũ tạng, tăng cường sức sống, khôi phục nguyên khí. Trong đó, chó đực tráng dương hơn. Khi ăn có thêm rau hẹ rất hữu ích trong việc phục hồi thận khí hao tổn do phòng sự gây nên.
Ngoài ba loại canh trên, cá chình và lươn cũng là những loài được người Hàn Quốc ưa chuộng vì cho rằng chúng giúp tăng cường khả năng giường chiếu. Các món ăn vỉa hè chế biến từ hai loại thuỷ sản này luôn đông khách. Các món cá này kèm hành sống là thứ khoái khẩu của đàn ông xứ Hàn.
Chưa hết, cá mực và bạch tuộc cũng là thứ đồ nhắm không thể thiếu trong các nhà hàng, khách sạn. Các món ăn bổ dương này được uống cùng một số loại Cường tinh tửu như rượu kỷ tử, rượu rắn, rượu dâm dương hoắc.
Xuân dược ở xứ ta
Đầu tiên phải kể đến các loại pín (dương vật động vật) - có lẽ do sự liên tưởng về hình dáng hay đặc tính của nó tương tự với bộ phận sinh dục của nam.
Được tín cẩn nhất là các loại pín động vật: cọp, ngựa, dê, chó, bò. Cùng là sản phẩm từ động vật còn có sừng tê giác. Theo lời đồn thì thứ rượu ngâm bột sừng tê gọi là Tửu giác có tác dụng ghê gớm lắm (?!).
Tiếp sau các loại pín thì chim sẻ, cút, hải sâm (đỉa biển), hải mã (cá ngựa), trút, nhộng tằm, bổ củi, bò cạp, tắc kè, rắn hổ, kỳ nhông... dùng ngâm rượu hoặc chế biến làm thức ăn cũng rất được ưu ái.
Chim sẻ rô-ti, nấu cháo hay nướng vốn là một bài thuốc bổ thận, tráng dương kinh điển, nhiều người dùng thử đều tấm tắc khen. Hải mã, nhộng tằm cũng rất hiệu quả.
Hai loại côn trùng bổ củi, bò cạp còn đặc biệt hơn. Hai loại này trước tuy không thuộc hàng quý hiếm nhưng do những công hiệu trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông (như nhiều người đồn đại) đã trở nên khan hiếm thực sự.
Sau đó, hàng loạt kỳ hoa dị thảo có công năng tương tự tiếp tục được phát hiện như: xuyên khung, đỗ trọng, cam cúc hao, đan sâm, linh chi... Chúng thường “hiệp đồng tác chiến” trong những thang thuốc kiểu “nhất dạ ngũ giao” như Minh Mạng thang.
Không thể kể hết các “tên tuổi” trong làng “vui vẻ” được. Tuy nhiên, có vẻ như hầu hết chúng được “bốc thơm” hơi quá về công dụng hoặc được ai đó “bí truyền hóa”, nhằm chiêu dụ quý ông móc ví.
Xuân Dược, lợi và hại
Y học hiện đại đã chứng thực, một số hoạt chất có thể góp phần nâng cao thành tích trong “chuyện ấy” như yohimbin, papaverine. Nổi đình nổi đám gần đây là nitric oxde (NO) dưới cái tên thương mại toàn cầu: Viagra.
Nhờ chúng, quý ông được “châm” thêm testosterone (hỗ trợ sản xuất hoặc trực tiếp cung ứng nguyên liệu cho dây chuyền “chế biến” hormone), được cho là có tác dụng hâm nóng hứng khởi.
Ngoài ra, chúng có tác động vào hệ mạch và tuần hoàn máu (át chủ bài của sự cương, chủ yếu nhằm kéo giài thời gian trực tuyến) và tăng cường, bồi bổ sức khỏe.
Thỉnh thoảng cũng có quý ông nào đó bất ngờ “phước chủ may thầy” sau vài tuần dùng rượu tắc kè, bìm bịp, ngũ xà, ngọc dương (tinh hoàn dê), con bổ củi, ngài tằm...
Tuy nhiên, người xưa cũng đã cảnh báo “Tùng dục thôi nhân lão” (Phóng túng về tình dục làm cho người già đi), “Phòng lao thúc đoản mệnh” (Mất sức quá trong chuyện chăn gối sẽ chết sớm).
Nếu người dùng Xuân dược không biết tiết chế, quá ham vui, thậm chí dùng Xuân dược để duy trì cuộc sống tình dục thì sẽ lợi bất cập hại bởi các loại Xuân dược phần lớn đều tính nhiệt gây nên tổn hại lớn cho cơ thể: nặng có thể gay teo tinh hoàn, thùy não mất cân bằng trong tiết ra hormone, gây hậu quả rất xấu.
Các nhà khoa học qua nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng Xuân dược gây nên các nguy hại sau:
Bệnh do hư tổn tinh lực. Hiệu quả trực tiếp của Xuân dược là kích thích dục tính, gây nên tính giao quá độ khiến tinh khí bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí chết sớm.
Công năng sinh thực khí bị hư tổn. Công năng của Xuân dược là tạm thời, không chỉ gây nên khoái cảm và dộ hưng phấn của sinh thực khí mà còn khiến cho nó lâm vào trạng thái mệt mỏi không thể sớm phục hồi bình thường, nếu kéo dài có thể bị suy thoái vĩnh viễn.
Mối nguy hại cuối cùng là: các cặp vợ chồng lạm dụng Xuân dược khi sinh hoạt tình dục thì khả năng sinh ra con bị khiếm khuyết bẩm sinh hoặc dị dạng là rất lớn.
Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, người ta đã cảnh báo Xuân dược là con dao hai lưỡi, quả không sai.
Lan Hương - Thu Thuỷ Tổng hợp