Khi mang thai mẹ bầu rất quan tâm đến những đồ ăn, nước uống tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải tìm hiểu rất kỹ về những thực phẩm có nguy cơ bị sảy thai. Vậy uống nước mía có bị sảy thai không? Bài viết dưới đây sẽ giúp những mẹ bầu quan tâm có câu trả lời cho vấn đề này.
Khi mang thai mẹ bầu cần quan tâm đến những đồ ăn, nước uống tốt cho sức khỏe
1. Mẹ bầu uống nước mía có bị sảy thai không?
Nước mía là một loại thức uống giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có đường hóa học. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi uống nước mía có bị sảy thai không? Hoàn toàn là không. Thêm vào đó, nước mía rất phù hợp với các mẹ bầu và đem lại rất nhiều lợi ích. Do đó, mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề sức khỏe khi uống nước mía.
Nước mía mang lại nhiều điều tốt cho việc hình thành và phát triển của thai nhi. Đồng thời, cải thiện nhan sắc và lan da cho mẹ bầu. Một số công dụng của nước mía có thể kể đến như:
- Cải thiện tình trạng ốm nghén của các mẹ.
- Nước mía cung cấp năng lượng cho thai. Do thành phần trong nước mía đa dạng các loại vitamin và chất khoáng vi lượng. Từ đó, thai nhi có thể phát triển qua từng giai đoạn.
- Bên cạnh đó chúng còn giúp ngăn ngừa táo bón. Bởi hàm lượng khoáng chất Kali cao trong nước mía sẽ giúp cải thiện vấn đề tiêu hoá, giúp ăn dễ tiêu. Ngoài ra sẽ giúp phòng tránh viêm dạ dày hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
- Nước mía giúp cho mẹ bầu có một làn da đẹp. Khi mang thai, hormon trong cơ thể mẹ bầu thay đổi dẫn đến xuất hiện da khô hoặc sạm da. Trong nước mía có alpha hydroxy giúp tăng collagen và độ ẩm cho da mẹ bầu.
2. Một số lưu ý khi dùng nước mía
Uống nước mía có bị sảy thai không được nhận định là không. Nhưng việc sử dụng nước mía không tuân theo một chế độ nào cũng sẽ gây hại đến sức khoẻ. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý một số điều để uống nước mía an toàn mà đem lại hiệu quả cao:
- Không nên sử dụng nước mía để quá lâu vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập.
- Uống nước mía xong thì không nên uống thuốc bởi có thể giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra còn gây nên tình trạng khó hấp thụ do phản ứng về mặt hoá học.
- Trong 1 ngày không uống nước mía quá nhiều vì hàm lượng đường vào cơ thể cao. Điều này dẫn đến đái tháo đường thai kỳ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
- 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng ốm nghén nên mẹ bầu hạn chế uống nước mía liên tục. Không nên uống số lượng lớn trong tuần để tránh tình trạng nôn ói, sặc vào mũi và phổi.
Một số lưu ý khi dùng nước mía
3. Một số thực phẩm và thức uống dễ gây sảy thai.
Sảy thai là một vấn đề được các thai phụ quan tâm nhất hiện nay. Trong đó việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu được lưu ý nhiều nhất. Bởi nếu không may ăn uống phải những loại thực phẩm gây hại khi mang thai thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Một số câu hỏi mẹ bầu luôn thắc mắc như:
3.1 Khi mang bầu không nên ăn cái gì?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm bao gồm:
- Các loại rau như rau ngót, khổ qua, măng tươi.
- Khoai tây mọc mầm, các loại rau sống đều dễ gây ngộ độc.
- Sữa chua chưa tiệt trùng dễ gây sảy thai bởi còn vi khuẩn trong đó.
- Những loại trái cây gây sảy thai như đu đủ xanh, dứa, nhãn, hạn chế ăn nho.
- Những loại cái thịt cá sống hoặc tái bởi chúng chứa vi khuẩn như salmonella, coliform,... gây ngộ độc.
- Thịt chế biến sống như thịt nguội hoặc xúc xích do nó có thể gây ra nguy cơ sảy thai. Vi khuẩn trong đồ sống không gây hại đối với người bình thường nhưng với bà bầu rất nguy hiểm.
- Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá ngừ, cá thu đóng hộp. Bởi sau khi ăn, chất này có xu hướng tích luỹ trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn các loại cá có lượng thuỷ thấp như cá rô phi, cá hồi,.... Bởi các thực phẩm này giàu protein, vitamin b12, kẽm, giàu axit béo Omega và DHA tốt cho não bộ.
3.2 Uống rau má có sảy thai không?
Ngoài thắc mắc uống nước mía có bị sảy thai không thì các mẹ bầu còn quan tâm việc liệu uống rau má có sảy thai không? Vì nước mía hay được kết hợp cùng rau má. Trong 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên sử dụng rau má với bà bầu bởi nó có thể gây sảy thai. Nhất là dùng với liều lượng nhiều có thể dẫn đến hậu quả không lường. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý khi sử dụng ra má và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nên tìm hiểu những nhóm mẹ bầu không nên ăn rau má trong thai kỳ để tránh hậu quả không đáng có.
Không thể phụ nhận rau má rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu khi mang thai bị táo bón uống rau máu sẽ giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Ngoài ra còn giúp tăng cường lưu thông máu và giải quyết các vấn đề về da. Tuy nhiên, rau má có tính hàn nên không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng.
Mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai
3.3 Uống bia có sảy thai không?
Uống bia có thể làm cho sản phụ có nguy cơ sảy thai. Cùng với sảy thai, uống rượu bia khi mang bầu còn dẫn đến các biến chứng như:
- Sinh non hoặc con sinh ra sẽ bị thiếu ký.
- Uống rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị FAS hay các vấn đề liên quan.
- Khi em bé sinh ra đời sẽ gặp phải các vấn đề như giao tiếp, khả năng tập trung hoặc tăng động.
Việc uống thức uống có cồn khi mang thai là hoàn toàn không tốt. Bởi chưa có một nghiên cứu nào cho thấy lượng cồn an toàn được sử dụng trong thai kỳ. Chính vì vậy, chúng ta đã biết những tác hại mà rượu bia gây nên thì nên tránh để ngăn ngừa các bệnh dị tật cho bé khi chào đời.
Tóm lại, trả lời cho câu hỏi: “Uống nước mía có bị sảy thai không?” là hoàn toàn không. Mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với mỗi phụ nữ. Việc lưu tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ ăn uống và những lưu ý về những thực phẩm dễ gây sảy thai là rất cần thiết. Hy vọng bài viết này đã chia sẻ những kiến thức bổ ích giúp bạn biết cách sử dụng nước mía an toàn. Ngoài ra có thể yên tâm chuẩn bị chào đón em bé của mình với tâm thế thật hạnh phúc nhé!