Bầu 39 tuần thai nhi phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 39 là thời điểm cận kề ngày sinh, em bé lúc này không có quá nhiều thay đổi bởi gần như các cơ quan đã được hoàn thiện. Cân nặng thai nhi tuần này khoảng 3,3kg, kích thước ngang với 1 quả dưa hấu nhỏ.
Cơ quan phát triển mạnh nhất ở giai đoạn này là não của em bé. Não thai nhi tăng trưởng thêm khoảng 30% và tốc độ phát triển này được duy trì trong suốt 3 năm đầu đời.
Thông thường bắt đầu từ tuần này trở đi mẹ bầu đã có thể chuyển dạ sinh em bé. Tuy nhiên, một số trường hợp bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy trên thực tế, điều này có gây nguy hiểm gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp trong các phần tiếp theo của bài viết này.
Giai đoạn sinh an toàn nhất cho mẹ và bé
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, kỳ sinh nở từ tuần 37 - 42 được chia thành các giai đoạn chuyển dạ như sau:
Từ tuần 37- 38 tuần 6 ngày là chuyển dạ sớm.
Từ tuần 39 - 40 tuần 6 ngày là chuyển dạ đúng chuẩn thai kỳ.
Từ tuần 41- 42 6 ngày là chuyển dạ muộn.
Từ 42 tuần trở lên là quá hạn sinh.
Như vậy, một thai kỳ chuẩn sẽ kéo dài khoảng 40 tuần nhưng chủ yếu dao động từ 37 tuần đến 42 tuần.
Nếu em bé chào đời trước tuần 39 và sau tuần 41 có thể sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng bởi tỷ lệ của các biến chứng này không cao.
Bản thân thai nhi ở giai đoạn này đã gần như hoàn thiện các cơ quan. Em bé hoàn toàn có thể phát triển độc lập ngoài bụng mẹ cho dù chào đời trước tuần 39.
Nguyên nhân khiến bà bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Thông thường phụ nữ mang thai đến tuần 39 đã xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên một vài người tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu gì khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có thể do 2 nguyên nhân chính dưới đây:
Nhầm lẫn ngày dự sinh
Bình thường tuổi thai nhi được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bởi vậy việc xác định được chính xác ngày trứng được thụ thai là không dễ.
Ngày dự sinh của em bé cũng được các bác sĩ tính bằng cách này. Do vậy việc nhầm lẫn ngày dự sinh là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, nhiều thai phụ thường nhầm lẫn ngày dự sinh theo phiếu siêu âm của các tuần cuối. Thực chất, ngày dự sinh theo tuần thứ 12 là chính xác nhất. Vì vậy, nếu mang thai tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh thì các mẹ hãy khoan lo lắng. Thay vào đó là nên kiểm tra lại ngày dự sinh được bác sĩ tính tại thời điểm khám thai tuần thứ 12.
Thai nhi chưa di chuyển đúng vị trí
Mẹ bầu tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh còn có thể là do thai chưa di chuyển đúng vị trí. Ở một số bà bầu, nếu cơ thể dẻo dai thì bụng vẫn sẽ có đủ không gian để cho bé phát triển ở tuần 39.
Mẹ bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?
Rất nhiều bà bầu bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thường rất bồn chồn, lo lắng. Đặc biệt là những người lần đầu mang thai và sinh con bởi không ít mẹ truyền tai nhau rằng con đầu sẽ sinh sớm hơn từ 7 đến 10 ngày so với thời gian dự sinh.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, chỉ có khoảng 5% phụ nữ mang thai chuyển dạ đúng ngày dự sinh. Còn hầu hết các mẹ sẽ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến khoảng 1 đến 2 tuần.
Do vậy ngày dự sinh chỉ có tính chất tham khảo để cho bà bầu và người thân chuẩn bị tinh thần. Mẹ bầu tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể và nên đi khám thai nhiều trong giai đoạn gần sinh này để có thể tầm soát kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra.
Mẹ bầu 39 tuần nên làm gì nếu chưa có dấu hiệu sinh?
Ngoài những nguyên nhân khiến bà bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì những lưu ý về chăm sóc sức khỏe cũng là vấn đề quan trọng các mẹ cần quan tâm. Vậy để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con, mek bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao? Dưới đây là một số vấn đề quan trọng mẹ bầu nhất định cần phải nắm rõ.
Giữ tinh thần thoải mái
Ở những tuần cuối thai kỳ, tâm lý mẹ bầu rất nhạy cảm. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, dù thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ không nên quá lo lắng, căng thẳng. Bởi lẽ điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu.
Thay vào đó các mẹ hãy chú trọng việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái, tích cực nhất.
Vận động nhẹ nhàng
Bầu 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ an toàn? Lời khuyên lúc này là mẹ nên vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập thể thao hay Yoga phù hợp với thể trạng. Những bài tập này sẽ giúp cho bà bầu có được một tâm lý thoải mái và thư giãn. Đồng thời thai nhi sẽ được đẩy dần xuống vùng bụng dưới giúp mẹ dễ thở hơn. Dưới áp lực của bào thai, cổ tử cung được giãn nở sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra.
Chăm sóc cơ thể
Thay vì quá lo lắng cho hành trình sinh con sắp tới, mẹ nên dành thời gian để chăm sóc cơ thể của mình. Phụ nữ mang thai có thể massage mặt, đắp mặt nạ, xông hơi, thoa kem dưỡng da,... Như vậy sẽ giúp bà bầu tự tin hơn để sẵn sàng đón con yêu chào đời.
Nghỉ ngơi nhiều
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn ở giai đoạn này để sức khỏe được ổn định. Hãy cố gắng ngủ, nghỉ khi rảnh giúp cơ thể có đủ năng lượng, tinh thần thoải mái. Tránh được cảm giác bồn chồn, lo lắng về ngày sinh.
Tránh để đói bụng trong quá trình chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ sẽ khiến cho mẹ bầu rất mất sức. Vì vậy mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ để có sức rặn đẻ.
Phụ nữ mang bầu nên ưu tiên những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Một số lựa chọn tốt cho mẹ như: Bánh quy nguyên chất, bánh mì nướng, sữa chua, mì ống, ngũ cốc,...
Ngoài ra người mang thai còn nên uống đủ nước để cung cấp năng lượng phục vụ cho quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước dừa tươi hoặc một chén canh súp nếu muốn. Với tổng liều lượng khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày.
Thăm khám thường xuyên
Theo bác sĩ Hà Hồng Cúc (Bệnh viện Hùng Vương), phụ nữ mang bầu cần thăm khám thường xuyên. Đặc biệt là những mẹ bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, tần suất đi khám có thể tới 2-3 ngày/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bởi chúng ta hoàn toàn không thể biết trước có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào trong giai đoạn này. Khi có điều gì bất thường, bà bầu cần nhập viện để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Theo dõi dấu hiệu chuyển dạ
Ngoài vấn đề bà bầu 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ thì các mẹ cũng cần biết cách xác định các dấu hiệu chuyển dạ để đi viện kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu chuyển dạ mà các thai phụ cần lưu ý, cụ thể:
Cơn co tử cung
Cơn co tử cung mạnh và đều là dấu hiệu của chuyển dạ mà mẹ cần nắm được. Bà bầu sẽ cảm thấy các cơn đau ở vùng lưng, chuyển dần xuống bụng và lan sang đáy tử cung xuống dưới.
Mỗi khi có cơn co thì bạn sẽ thấy bụng của mình bị co cứng và cảm giác đau tăng dần. Cứ khoảng 10 phút sẽ có 2 cơn co, tần số và cường độ của nó sẽ tăng dần khoảng 1 đến 2 giờ sau đó.
Dịch âm đạo có máu
Nếu là dấu hiệu của chuyển dạ, bạn sẽ nhận thấy dịch âm đạo có màu hồng, nâu hoặc hơi có máu do cổ tử cung mở.
Vỡ ối
Nước ối trào ra từ âm đạo có thể nhiều hoặc ít, đau hoặc không đau tùy thể trạng từng người. Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn nên đến viện ngay.
Xóa mở cổ tử cung
Khi chuyển dạ, các cơn co sẽ giúp xóa mở cổ tử cung. Nếu bạn thấy có các cơn co tử cung đều đặn, bác sĩ thông báo cổ tử cung đã xóa mở lớn hơn hoặc bằng 2cm thì có nghĩa bạn đã thực sự chuyển dạ.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài ra bạn cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu chuyển dạ sau:
Cảm giác đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, sự căng tức và khó chịu tăng dần.
Bị chuột rút ở vùng chậu và trực tràng.
Bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc buồn nôn không lý do.
Bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là khi các mẹ chưa thấy xuất hiện một trong những biểu hiện kể trên. Ngược lại, nếu bạn có các dấu hiệu trên thì tuyệt đối không được chủ quan. Mẹ bầu cần lập tức được đưa đến bệnh viện - nơi đã làm thủ tục sinh để quá trình sinh nở diễn ra an toàn, kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹ bầu 39 tuần đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách xử lý
- Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
- Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không? Cách giúp mẹ ngủ ngon không cần võng
Bà bầu tuần thứ 39 nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
Cùng với “thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?” thì “thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?” cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Để hỗ trợ quá trình chuyển dạ được nhanh hơn mẹ có thể bổ sung một số trái cây như:
Nước dứa: Có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích chuyển dạ.
Vừng đen: Có chứa dầu, protein, vitamin E, axit folic hỗ trợ quá trình chuyển dạ được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Đu đủ xanh: Có chứa enzyme papain có tác dụng giục sinh tự nhiên. Giúp thúc đẩy các cơn co thắt tử cung tăng lên nhờ vậy quá trình chuyển dạ và sinh nở được nhanh chóng hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng mẹ bầu tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh sẽ không còn quá lo lắng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giữ gìn sức khỏe để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ sắp tới nhé!
Xem thêm:
- Khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phân biệt 7 dấu hiệu có thai và có kinh chính xác giúp chị em tránh nhầm lẫn