Paracetamol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến. Tuy nhiên, việc dùng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí ngộ độc. Vậy liều ngộ độc paracetamol hay liều gây ngộ độc paracetamol có thể xảy ra là bao nhiêu?
Liều paracetamol gây ngộ độc hoặc có nguy cơ gây ngộ độc thường khác nhau ở người lớn và trẻ em. Mỗi người cần tìm hiểu về cách dùng, liều dùng, liều ngộ độc paracetamol có thể xảy ra trước khi sử dụng loại thuốc này để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Liều ngộ độc paracetamol là bao nhiêu?
Người lớn khi sử dụng paracetamol với liều vượt quá 4 gam/24 giờ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc paracetamol. Với trẻ em, liều gây ngộ độc paracetamol có thể xảy ra là khi sử dụng ở mức 50-70 mg/kg cân nặng/24 giờ. Sau khi dùng paracetamol, thuốc sẽ được hấp thụ và có nồng độ đạt đỉnh trong khoảng 1 giờ đầu tiên tính từ thời điểm sử dụng thuốc. (1)
Thành phần của paracetamol có chứa N-acetylbenzoquinonimin và khi bạn dùng thuốc, khoảng 4% paracetamol sẽ biến thành chất độc này. Paracetamol ở dạng viên uống, viên đặt hậu môn, viên sủi… đều được hấp thu vào máu, sau đó chuyển hóa qua gan nên các chất độc N-acetylbenzoquinonimin cũng được gan hấp thu.
Lúc này, gan phải thực hiện nhiệm vụ sử dụng glutathione để trung hòa chất độc, ngăn chất độc gây ảnh hưởng đến gan và cơ thể. Tuy nhiên, khi dùng thuốc ở ngưỡng liều ngộ độc paracetamol thì cơ thể không còn đủ glutathione khiến quá trình trung hòa N-acetylbenzoquinonimin diễn ra chậm, làm gan bị nhiễm độc, hoại tử tế bào. Ngoài ra cần lưu ý, việc dùng liên tục paracetamol với liều lượng cao hơn mức an toàn hàng ngày trong nhiều ngày cũng có thể gây ngộ độc paracetamol, làm tổn thương gan.
Một số người có thể có nguy cơ bị ngộ độc hoặc tổn thương gan cao hơn ngay cả khi chưa đạt đến liều paracetamol gây ngộ độc thông thường. Nhóm đối tượng dễ bị ngộ độc paracetamol bao gồm những người uống rượu nhiều, dùng một số loại thuốc khác hoặc có tình trạng sức khỏe tổng thể kém.
Có dấu hiệu ngộ độc paracetamol phải làm sao?
Tùy vào liều gây ngộ độc paracetamol (liều ngộ độc paracetamol) mà bạn sử dụng, mức độ tổn thương gan do ngộ độc paracetamol sẽ có sự khác nhau. Các dấu hiệu thường thấy ở người bị ngộ độc paracetamol gồm có: chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn ói… Nếu xét nghiệm men gan thì các chỉ số AST, ALT, bilirubin có thể tăng, thời gian đông máu PT kéo dài… Ngoài ra, một số dấu hiệu khác ở người bị ngộ độc paracetamol nghiêm trọng gồm có: vàng da, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mệt mỏi, lú lẫn, suy thận, men gan tăng tối đa, hôn mê… (2)
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh dùng tới liều ngộ độc paracetamol có thể tử vong do suy đa tạng. Vì thế, sau khi dùng paracetamol, nếu nghi ngờ liều dùng thuốc là liều gây ngộ độc paracetamol thì nên gọi cấp cứu hoặc ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể thực hiện các bước sau để làm giảm sự hấp thu paracetamol: (3)
- Gây nôn: Nếu người bệnh còn tỉnh táo, bạn có thể cho người bệnh uống than hoạt tính (theo tư vấn liều lượng của thầy thuốc hoặc liều dùng của nhà sản xuất) và kích thích gây nôn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng lượng paracetamol trong dạ dày để hạn chế tối đa biến chứng do dùng liều ngộ độc paracetamol.
Cần lưu ý, không bao giờ tự ý cho người bệnh uống thuốc hoặc thực hiện các biện pháp điều trị khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Sau khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được can thiệp, thực hiện các xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán mức độ ngộ độc paracetamol và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ, một số phương pháp điều trị ngộ độc paracetamol có thể được áp dụng bao gồm:
- Thuốc giải độc: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng N-acetylcysteine (một loại thuốc giải độc paracetamol).
- Làm sạch dạ dày: Bác sĩ có thể cho người bệnh uống than hoạt tính hoặc rửa dạ dày để loại bỏ paracetamol ra khỏi cơ thể.
- Chạy thận nhân tạo: Chạy thận nhân tạo có thể giúp loại bỏ paracetamol ra khỏi máu. Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp ngộ độc nặng.
Hướng dẫn chọn liều paracetamol phù hợp
Liều paracetamol phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tuổi tác.
- Trọng lượng cơ thể.
- Mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
- Các tình trạng sức khỏe khác.
Thông thường, liều dùng paracetamol cho người lớn là khoảng 325 - 650 mg mỗi lần, cách nhau 4 đến 6 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 4.000 mg. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng mà sẽ có sự điều chỉnh về liều dùng thuốc. Cụ thể:
- Người lớn:
- Người lớn khỏe mạnh, sức khỏe ổn định bình thường: 325 đến 650 mg mỗi lần, cách nhau 4 đến 6 giờ. Liều tối đa hàng ngày là 4.000 mg.
- Người lớn bị suy gan hoặc thận: Liều thấp hơn so với thông thường, chỉ nên dùng tối đa 1.500 - 2.000 mg/ngày.
- Người lớn đang dùng các loại thuốc khác có thể tương tác với paracetamol: Cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
- Trẻ em:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Không được khuyến cáo sử dụng paracetamol cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi: Liều lượng được tính theo trọng lượng cơ thể, thường là 10 - 15 mg/kg. Liều tối đa hàng ngày là 75 mg/kg.
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều dùng tương tự như người lớn.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng paracetamol. (4)
Cách phòng ngừa ngộ độc paracetamol
Để phòng tránh bị ngộ độc paracetamol, khi sử dụng thuốc bạn nên lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Hướng dẫn sử dụng cung cấp thông tin về liều lượng, cách dùng và các cảnh báo an toàn.
- Không dùng quá liều paracetamol: Cần lưu ý về liều gây ngộ độc paracetamol hay liều ngộ độc paracetamol và liều dùng phù hợp để có thể sử dụng paracetamol đúng, đủ liều cần thiết.
- Không dùng paracetamol cùng với các loại thuốc khác có thể tương tác với paracetamol: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật… có thể tương tác với paracetamol và làm tăng nguy cơ ngộ độc.
- Không dùng paracetamol cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Paracetamol không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
- Không tự ý tăng liều paracetamol: Nếu cơn đau không giảm, bạn không nên tự ý tăng liều, thay đổi liều dùng paracetamol mà hãy đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn chính xác.
- Không dùng paracetamol cùng với các loại thuốc khác có chứa paracetamol: Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc ho có chứa paracetamol. Nếu bạn đang dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, hãy kiểm tra xem các loại thuốc này có chứa paracetamol hay không.
- Giữ paracetamol xa tầm tay trẻ em: Trẻ em có thể vô tình uống quá liều paracetamol và thậm chí uống đến liều ngộ độc paracetamol. Do đó, nên để thuốc vào tủ thuốc và đặt trên cao, có khóa để tránh xa tầm tay của trẻ.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp những thông tin cơ bản về liều paracetamol gây ngộ độc hay liều ngộ độc paracetamol cũng như cách xử trí khi có dấu hiệu ngộ độc. Bất kể loại thuốc nào khi uống quá liều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế mỗi người cần tìm hiểu kỹ về liều dùng, cách dùng để đảm bảo an toàn.