Hiện tượng ra nước ối mà chưa đau đẻ ở phụ nữ mang thai
Nước ối là một dung dịch dạng lỏng, bao bọc bên ngoài thai nhi, túi ối nằm trong tử cung người phụ nữ. Nước ối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, các chất quan trọng cần thiết để nuôi dưỡng bào thai chín tháng mười ngày. Đồng thời nó là tấm đệm êm ái, để thai nhi an toàn trước những va chạm mạnh từ bên ngoài.
Nước ối là thành phần quan trọng không thể thiếu với sự sinh tồn và lớn lên của một bào thai. Đồng thời nó là trung gian giúp thông báo một số dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cũng như sự phát triển của em bé trong từng giai đoạn.
Nước ối bắt đầu hình thành ở ngày 12 từ khi quá trình thụ thai xảy ra thành công. Nước ối được duy trì và bắt đầu có sự biến đổi nhất định tới khi sản phụ trở dạ, đến khi sản phụ chuẩn bị sinh thì hiện tượng vỡ ối sẽ xảy ra. Lúc này, chức năng của nước ối kết thúc.
Thai nhi lớn lên khoẻ mạnh nhờ môi trường nước ối
Hiện tượng ra nước ối là khi xuất hiện các dịch lỏng thoát ra ngoài với lượng nhiều ồ ạt hoặc ít một nhỏ giọt được gọi là vỡ ối và rỉ ối. Mỗi dấu hiệu sẽ báo một tình trạng nào đó của thai nhi.
Vỡ ối là khi bạn cảm nhận được dường như túi ối bị bục ra, tiếp đó dịch lỏng tràn ra ngoài với lượng lớn, liên tiếp, ồ ạt, thông qua vùng âm đạo. Chất dịch ấy có màu trắng đục, trắng trong, nâu hoặc hồng. Một số trường hợp chị em tưởng lầm nước ối và nước tiểu. Nếu là nước tiểu thì thường sẽ có màu hơi vàng và có mùi. Phần lớn các ca sắp sinh khi vỡ ối, sẽ kèm theo các cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên, một số bà bầu bị vỡ ối nhưng chưa đau bụng, nên họ có phần lúng túng rằng không biết mình đã sắp sinh hay chưa.
Rò rỉ ối thì chất dịch tiết ra ít hơn, chậm rãi, nhỏ giọt và thường kéo dài vài ngày. Trước khi bà bầu chuyển dạ nếu sắp đến ngày sinh. Các chị em cần chú ý quan sát các dấu hiệu rỉ ối tuần 38 hay rỉ ối tuần 39 là như thế nào? Rỉ ối có chảy liên tục không? Nó có màu sắc hay báo hiệu sự bất thường nào không. Việc quan sát này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ khi thăm khám cho bạn.
Bà bầu bị ra nước ối mà chưa đau đẻ có nguy hiểm không?
Vỡ ối là dấu hiệu báo sắp sinh ở bà bầu. Nhiều bà bầu lần đầu có em bé cũng băn khoăn việc vỡ ối bao lâu thì đau bụng, sau khi rò rỉ nước ối bao lâu thì sinh, vỡ ối mà chưa đau bụng có nguy hiểm không.
Hiện tượng vỡ ối có thể là báo hiệu sắp sinh
Theo các bác sĩ, sau khi vỡ ối thì các cơn co thắt, đau bụng báo sắp sinh sẽ xuất hiện sau đó khoảng 12 - 24 giờ. Lúc này các mẹ bầu sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để vượt cạn. Mẹ bầu ra nước ối mà chưa đau đẻ thực chất không gây nguy hiểm nhiều, nó không phải vấn đề đáng lo ngại. Nó được coi là một biểu hiện hay phản ứng tự nhiên trước sinh. Việc đau đẻ được lý giải như là một phản ứng sinh lý mang tính thích nghi, nhằm chuẩn bị quá trình rặn đẻ. Nó giúp mở rộng tử cung hơn để đẩy bé ra ngoài. Việc bà bầu không thấy đau, cho thấy cơ thể chưa thích nghi hay chưa kịp thời phản ứng như tự nhiên.
Một trường hợp khác nên lưu ý khi vỡ ối là mẹ bầu không nhận biết được mình đã vỡ ối hay chưa, hoặc mẹ tưởng nhầm nước ối với nước tiểu. Thêm đó bà bầu chưa bị đau bụng báo đẻ, nó khiến việc chuẩn bị đi sinh chủ quan, chậm trễ.
Hệ lụy của việc bà bầu vỡ ối mà chưa đau đẻ hết sức nguy hiểm chính là có thể khiến bé bị ngạt thở vì không có nước ối hay ôxy khi vẫn ở tử cung, hoặc bé sinh ra sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe hay sự phát triển, ngoại hình,…
Lúc này những nguy cơ nhiễm trùng túi ối, nhiễm khuẩn là rất cao gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy nên, các bà bầu vào tháng cuối, nhất định phải lưu ý theo dõi các loại lịch lỏng tiết ra từ cơ thể, để sớm nhận biết chính xác tình hình.
Một số nguyên nhân khiến bà bầu vỡ ối mà chưa đau đẻ
Trường hợp đa ối, đa thai
Đa ối khiến tình trạng lượng nước ối trong cơ thể quá nhiều, hay nước ối tăng cao một cách bất thường, dư thừa. Nhiều nước ối quá tưởng chừng vô hại, nhưng chúng có thể thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: túi ối bị vỡ sớm, dù thai nhi chưa đủ ngày đủ tháng mẹ bầu cũng chưa có cảm giác đau đẻ.
Đa thai tức là trường hợp phụ nữ mang thai sinh đôi hoặc sinh ba. Lúc này, đa thai gây áp lực và gánh nặng trên cơ thể mẹ bầu, nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với sinh thai đơn. Tỷ lệ xảy ra biến chứng hay những biểu hiện bất bình thường như vỡ ối mà không đau bụng đẻ.
Mẹ bầu đa thai có thể gặp tình trạng ra nước ối nhưng không thấy đau đẻ
Trường hợp bà bầu bị hở eo tử cung
Thông thường bộ phận eo và phần cổ tử cung sẽ đóng kín, nó chỉ được phản ứng điều khiển mở ra ở các kỳ kinh nguyệt. Các bộ phận này hoạt động y như cơ chế đó khi phụ nữ chuẩn bị chuyển dạ sinh con. Một số chị em bị hở eo tử cung sớm, trong thời kỳ mang thai, nên nó gây vỡ ối non, tức là thai nhi thiếu tháng thiếu ngày để chào đời. Vì thế mà mẹ bầu cũng không có cảm giác sắp sinh. Từ đó mới dẫn tới hậu quả là sảy thai hoặc em bé bị sinh non.
Bà bầu có thể bị nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng bất thường trong tử cung, thai nhi nằm ở vị trí thấp của tử cung. Các bánh nhau che đi một phần tử cung hoặc toàn bộ phần tử cung. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính, khiến ối bị vỡ, bị rỉ ối, xuất huyết âm đạo mà không đau đẻ. Bản chất là em bé chưa đủ sức khỏe để chào đời.
Như vậy dù bất kể trường hợp nào thì khi thấy dấu hiệu rỉ ối hay vỡ ối là chị em phải chuẩn bị hành trang đến ngay cơ sở hỗ trợ thai sản để kiểm tra kịp thời.
Do ngôi thai ngược hay ngôi thai không bình thường
Gần ngày sinh thì thai nhi thường phải quay đầu thuận chiều để khi mẹ bầu rặn đau đẻ thì bé dễ dàng chui ra ngoài. Khi ngôi thai quay lệch hướng, ngôi thai ngược thì sẽ rất khó khăn cho việc sinh thường. Điều đó có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu và bé. Ngôi thai thường quay hướng ổn định, trong những tuần cuối của thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu chỉ cần lưu tâm và chú ý kiểm tra, thì sẽ sớm phát hiện trạng thái thai nhi và có cách xử lý.
Ngôi thai ngược sẽ khiến nước ối vỡ nhưng mẹ không thể đẻ thường được
Bà bầu cần làm gì khi bị ra nước ối mà chưa đau đẻ
Vỡ ối hay rỉ ối ở những tuần cuối của thai kỳ thì khoảng bao lâu sẽ đẻ? Đây là thắc mắc mà nhiều bà bầu hay tự hỏi nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước ngày sinh con. Thực tế, mẹ bầu sẽ không có câu trả lời chính xác cho các băn khoăn trên, bởi nó phụ thuộc vào thể trạng mỗi người.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nhiều năm của các bác sĩ hộ sinh, thì khi ra nước ối mà chưa đau đẻ cũng ngay lập tức nhập viện để kiểm tra. Một số chị em lựa chọn việc tiếp tục ở nhà theo dõi thêm vài giờ hoặc một ngày để xem có dấu hiệu đau đẻ mới vào bệnh viện. Điều quan trọng là khi phát hiện dấu hiệu vỡ ối, thì mẹ bầu cần giữ bình tĩnh, tự điều tiết cảm xúc, tránh căng thẳng hay vội vàng, cần chăm sóc bản thân, quan sát các dấu hiệu khác trong khi sắp xếp đồ dùng cần thiết để vào viện.
Bụng bầu ở những tháng cuối của thai kỳ
Vào tuần 39 của thai kỳ, lượng nước ối có thể lên đến hơn 800 ml, sau đó giảm dần. Khi phát hiện vỡ ối, chị em có thể dùng băng vệ sinh hay khăn sạch để lau khô, mẹ bầu cần hạn chế làm ướt cơ thể trong thời gian dài.
Trường hợp thai vỡ ối non, mẹ bầu cứ kiên nhẫn đợi tử cung co thắt, trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối để chuẩn bị lâm bồn. Mẹ bầu nên tắm sạch sẽ dưới vòi hoa sen hoặc tắm đứng, mẹ không nên ngâm mình trong bồn tắm để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Khi túi ối bị vỡ trước tuần 37 của thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức. Việc mất nước ối thời gian này có thể ảnh hưởng đến em bé. Trong khi di chuyển tới bệnh viện, mẹ hãy chú ý tới màu sắc của nước ối. Nếu nước ối có màu xanh lục hoặc màu nâu đỏ, mà sẫm, sệt và có mùi hôi, đó là dấu hiệu cảnh báo em bé đang ở tình trạng nguy hiểm.
Như vậy, lời khuyên dành cho các chị em khi gặp phải tình huống này đó là hết sức bình tĩnh, chuẩn bị tinh thần tốt và đến ngay bệnh viện chuẩn bị sinh con.
Mẹ bầu vỡ ối mà không đau đẻ nên đến ngay bệnh viện để thăm khám
Với những lưu ý được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp, chắc hẳn các chị em đã yên tâm và bình tĩnh hơn nếu vô tình gặp phải hiện tượng ra nước ối mà chưa đau đẻ. Mang thai và sinh con là hành trình tuyệt vời đầy ý nghĩa, đôi khi những lo lắng quá mức cũng là nguyên nhân khiến hành trình của phụ sản trở nên khó khăn. Mẹ bầu chỉ cần chịu khó quan sát bản thân và trang bị những kiến thức cần thiết là các mẹ có thể chủ động phản ứng đúng cách trước một số hiện tượng bất thường.