1. Triệu chứng thường gặp hạ canxi máu
Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi trong máu giảm ở dưới ngưỡng bình thường. Các triệu chứng thường gặp hạ canxi máu có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ và tốc độ giảm của canxi.
Các triệu chứng thường gặp hạ canxi máu
Những triệu chứng thường gặp hạ canxi máu có thể kể đến là:
- Co cứng cơ hay chuột rút gây đau đớn, thường xảy ra ở mặt, tay và chân là một dấu hiệu đặc trưng của hạ canxi máu.
- Tê bì và ngứa râm ran: Ở môi, lưỡi, ngón tay và ngón chân.
- Rối loạn nhịp tim: Nồng độ canxi trong máu giảm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của tim để bơm máu đi khắp cơ thể, khi đó nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm bất thường. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy tim.
- Co thắt thanh quản: Đây là một tình trạng nguy hiểm, khi cơ thanh quản co thắt mạnh sẽ dẫn đến khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Tăng kích thích thần kinh cơ: Người bệnh có thể trở nên dễ bị kích thích, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc bị giật mình. Triệu chứng bao gồm cảm giác lo lắng, hoảng sợ, mất tập trung, lú lẫn hoặc thậm chí ảo giác và co giật, lên cơn động kinh, mất kiểm soát các cơ xảy ra trong trường hợp nặng. Ngoài ra, người bị thiếu canxi nghiêm trọng thường xuất hiện tình trạng ảo giác, biểu hiện không tỉnh táo, tinh thần mơ màng, sa sút trí lực.
- Trầm cảm: Có thể liên quan đến vấn đề thiếu canxi.
- Da khô: Khi thiếu canxi, khả năng miễn dịch của da sẽ suy yếu, da mất độ ẩm tự nhiên dẫn đến da khô ráp, dễ bong tróc.
- Móng tay dễ gãy: Khi thiếu canxi, móng tay, móng chân sẽ giòn hơn, yếu dễ gãy.
- Dậy thì muộn: Thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng dẫn đến tình trạng trẻ thành niên dậy thì muộn.
- Mắc các vấn đề răng miệng: Thường gặp là sâu răng. Ngoài ra, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn hoặc dễ bị viêm nướu, chảy máu nướu, chân răng, tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương… khi thiếu canxi.
Rụng tóc là một trong các triệu chứng thường gặp khi bị hạ canxi máu
Biến chứng
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu tình trạng hạ canxi máu không được điều trị kịp thời như:
- Người bệnh xuất hiện các cơn co giật, động kinh với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
- Co thắt thanh quản có thể gây khó thở hoặc ngừng thở, đe dọa tính mạng.
- Suy tim hoặc ngừng tim.
- Yếu cơ, teo cơ, bại liệt các chi.
- Tinh thần không ổn định, trầm cảm.
- Tăng áp lực nội sọ hoặc phù não, người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu, nôn mửa dữ dội hoặc rơi vào trạng thái lú lẫn, hôn mê.
- Phụ nữ mang thai bị thiếu canxi sẽ tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Những trường hợp hạ canxi nghiêm trọng sẽ tăng nguy cơ tử vong.
Người bị thiếu canxi thường dễ mắc bệnh trầm cảm
Hạ canxi có thể điều trị được nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đồng thời kết hợp chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.
Điều trị
Các phương pháp điều trị hạ canxi máu thường được áp dụng hiện nay là:
- Bổ sung canxi: Điều trị hạ canxi máu thường bao gồm việc bổ sung canxi qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Bổ sung vitamin D: Cần bổ sung vitamin D để cải thiện hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa.
- Điều trị nguyên nhân cơ bản: Quan trọng nhất là tìm và điều trị nguyên nhân gây hạ canxi máu chẳng hạn như điều trị suy tuyến cận giáp, suy thận, hoặc điều chỉnh thuốc.
Điều trị tụt canxi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Phòng ngừa
Để duy trì sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ bị tụt canxi, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), hải sản (cá hồi, cá mòi), rau xanh lá (bông cải xanh, cải xoăn), đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), hạt chia, hạnh nhân.
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe xương và tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Các bài tập chịu lực như đi bộ, chạy bộ và nâng tạ đặc biệt hữu ích.
- Bổ sung vitamin D: Thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thông qua thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, trứng và các sản phẩm từ sữa hoặc ngũ cốc.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm cần thiết để theo dõi mức canxi trong máu. Đặc biệt là với những đối tượng có nguy cơ cao bị hạ canxi máu do các bệnh lý như suy tuyến cận giáp, suy thận hoặc các vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến hấp thụ canxi.
- Thuốc bổ sung canxi: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng thuốc bổ sung canxi để đảm bảo lượng canxi trong máu ở mức an toàn. Điều này thường áp dụng cho người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có nguy cơ cao bị thiếu canxi.
- Rượu, bia và thuốc lá: Tiêu thụ các loại đồ uống có cồn và thuốc lá có thể làm giảm mật độ xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi.
- Giảm tiêu thụ caffeine và muối: Caffeine và muối có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Hạn chế sử dụng cà phê, trà, nước ngọt có ga và thực phẩm chứa nhiều muối.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều protein động vật: Chế độ ăn giàu protein động vật có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, do đó cần cân bằng giữa lượng protein và canxi trong chế độ ăn.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng thường gặp hạ canxi máu kể trên, bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Việc duy trì nồng độ canxi máu ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần hàng ngày
Để thăm khám, kiểm tra nồng độ canxi trong máu, quý khách hàng có thể liên hệ với các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn cụ thể.