Sặc sữa ở trẻ là hiện tượng sữa bị trào ngược lên mũi vào đi vào đường thở gây ra khó thở, ho sặc sụa, tím tái…ở trẻ.
Sặc sữa vào phổi là gì?
Sặc sữa vào phổi có thể hiểu là trẻ hít sữa vào đường thở làm cho sữa tràn vào khí quản, phế quản hoặc đi vào các phế nang, gây bị tắc đường hô hấp. Từ đó, quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch bị cản trở. Sau cùng nếu không sơ cứu trẻ sặc sữa đúng cách, kịp thời sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sặc sữa vào phổi ở trẻ là hiện tượng sữa tràn vào gây tắc đường hô hấp
Trẻ bị sặc sữa vào phổi do đâu?
Nhiều trường hợp ghi nhận, trẻ bị sặc sữa vào phổi là bởi mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc vào lúc không phù hợp như: Trẻ đang khóc, trẻ đang ho, lỗ vú cao su to, nhiều hoặc sữa mẹ không được điều tiết phù hợp với tốc độ uống của con. Bạn nên tham khảo qua cách cho con bú không bị sặc để áp dụng chăm sóc trẻ tại nhà.
Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ sau khi ăn quá no ở trẻ cũng có thể làm trẻ bị sặc sữa vào phổi.
Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi
Các triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi nếu được nhận biết sớm sẽ giúp ích rất nhiều. Từ đó bạn có thể nhanh chóng kịp thời xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trẻ bị sặc sữa vào phổi có thể xảy ra trong khi hoặc sau khi trẻ bú/ uống sữa. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết sự cố này:
- Trẻ sơ sinh bú nhưng lực yếu.
- Ho hoặc bị nghẹn khi bú hay uống sữa.
- Thở khò khè, khó thở, thở rít.
- Thở nhanh và gấp hơn bình thường hoặc nghẹt thở khi bú.
- Nôn lúc bú hoặc uống sữa.
- Trẻ vặn người trong lúc bú sữa.
- Sốt nhẹ sau khi bú.
Các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi còn thể hiện qua một số đặc điểm bên ngoài của trẻ như: Da hơi xanh, chảy nước mắt, đỏ quanh mắt, nhăn mặt khi bú… Điều này cho thấy trẻ rất khó chịu và mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi cho trẻ bú. Đối với những trẻ lớn hơn, trẻ bị sặc sữa vào phổi còn biểu hiện qua việc giọng nói của trẻ thay đổi.
Một số trẻ bị sặc sữa vào phổi cũng không xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Nếu không được phát hiện sớm thì tình trạng sẽ rất nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng phổi, viêm phổi dễ tái đi tái lại, suy dinh dưỡng và phát triển kém. Một số trường hợp ghi nhận khiến trẻ bị tử vong.
Khó thở, thở rít là hiện tượng hay gặp ở trẻ sặc sữa vào phổi
Chẩn đoán trẻ bị sặc sữa vào phổi
Nếu thấy trẻ các dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ bị sặc sữa vào phổi thì bạn cần nhanh chóng cho trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín. Qua quá trình kiểm tra thăm khám ban đầu bác sĩ sẽ xác định tình trạng của bé hiện tại và hướng dẫn bạn cho trẻ bú hoặc ăn uống đúng cách. Để phát hiện chính xác trẻ có đang bị sặc sữa vào phổi hay không có thể bác sĩ sẽ tiến hành cho làm một số xét nghiệm.. Các phương pháp kiểm tra phổ biến hiện nay đó là:
- Chụp X-quang hoặc CT ngực.
- Nội soi thanh quản.
- Chụp X-quang đường hệ tiêu hóa có thuốc cản quang barium.
Cho trẻ đi khám khi nghi ngờ để xét nghiệm chẩn đoán chính xác tình trạng sặc sữa vào phổi
Xử trí khi sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Làm thông thoáng đường thở trẻ bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng để hút sữa trong miệng và mũi trẻ ra càng nhanh càng tốt. Không nên để lâu vì dễ gây tắc đường hô hấp khiến tính mạng của trẻ bị đe dọa. Nếu không có dụng cụ hút phù hợp bạn có thể dùng miệng để hút, nên hút miệng trước sau đó mới tiến hành hút mũi.
Kích thích trẻ để trẻ khóc và tự thở với 2 cách. Một là vỗ lưng trẻ, cần cho trẻ nằm sấp xuống đùi sao cho đầu thấp hơn ngực, lấy bàn tay vỗ liên tiếp mạnh vào khu vực lưng giữa hai vai của trẻ theo chiều xuống dưới và ra trước khoảng 5 cái. Sau đó, lật từ từ, nhẹ nhàng về tư thế nằm ngửa xem trẻ đã có thể tự thở được hay chưa. Hai là ấn ngực của trẻ. Nếu sau khi vỗ lưng mà trẻ vẫn không thở được, giữ trẻ ở tư thế ngửa sao cho đầu thấp hơn ngực. Ấn vuông góc 5 lần liên tiếp, 1 lần ấn/giây vào vị trí 1/3 ở dưới xương ức.
Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục việc hô hấp thì thì tiếp tục thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng rồi đến 5 lần ấn ngực cho đến lúc trẻ thở được. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu ngay.
Cần sơ cứu cho trẻ sơ sinh bị sặc sữa kịp thời
Phòng ngừa tình trạng trẻ sặc sữa vào phổi như thế nào?
Các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ đối với sự cố sặc sữa phải đặc biệt chú ý quan tâm. Nên có biện pháp phòng ngừa và thực hiện nó một nghiêm túc để bảo vệ con em của mình được hiệu quả nhất.
- Cần cho con bú đúng cách tránh trêu đùa.
- Với trẻ sơ sinh, trẻ thiếu tháng, trẻ sinh non, sức khỏe yếu, mẹ nên dừng cho trẻ bú nếu trẻ đang ho hoặc khóc. Dùng 2 ngón tay kìm dòng sữa lại để giúp trẻ nuốt dễ dàng khi trẻ không theo kịp dòng sữa.
- Với những trẻ bú bình, nên kiểm tra tốc độ chảy của sữa thường xuyên. Núm vú cần phải vừa miệng trẻ, không nên sử dụng núm có lỗ quá to. Tốt nhất nên sử dụng bình có van chống sặc cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu dùng thìa bón sữa cho trẻ nên để trẻ nuốt hết mới bắt đầu bón thìa khác. Không vội vàng, gấp gáp.
- Sau cho trẻ nằm ngay sau khi bú no. Nên bế trẻ với tư thế nâng đầu lên cao từ 15 - 20 phút.
- Nếu trẻ bị trớ khi bú cần nhanh chóng cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên và lau sạch sữa ở miệng của trẻ.
Cha mẹ cần chú ý phòng ngừa tình trạng trẻ sặc sữa vào phổi mỗi ngày
Cha mẹ không được chủ quan với những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay khi đã thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ. Đồng thời cần thực hiện đúng đắn những phương pháp phòng ngừa hằng ngày để tránh gây ra những sự cố đáng tiếc.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp