Đối với các trường hợp bị amidan cần cắt bỏ, bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật với mức chi phí nhất định tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Tuy nhiên, cắt amidan có bảo hiểm y tế sẽ được giảm 1 phần chi phí cho bệnh nhân. Hãy theo dõi bài viết này, Nhà thuốc Long cho sẽ cung cấp đến người bệnh về chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế.
Amidan là gì?
Amidan chính là tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể con người. Amidan gồm có 6 khối nằm bao quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldeyer). Vòng này sẽ có amidan vòm (VA), amidan vòi, amidan khẩu cái (amidan) với amidan lưỡi. Trong đó, amidan khẩu cái là lớn nhất nằm ở hai bên thành họng và thường bị viêm nhất. Khi quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy được một phần của amidan.
Các amidan sẽ có cấu tạo ba lớp từ ngoài vào trong như:
- Biểu mô phủ : Lớp biểu mô nằm trên bề mặt amidan để che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Mô liên kết: Nằm dưới lớp biểu mô phủ, liên kết với mạch máu để nuôi dưỡng amidan.
- Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng là các hạch bạch huyết giúp tiết ra các Immunoglobulin. Đây là kháng thể tự nhiên để chống lại tác nhân gây bệnh.
Các bệnh lý thường gặp với amidan
Amidan đóng vai trò là lớp phòng vệ đầu tiên bảo vệ cho hoạt động hít thở và ăn uống của cơ thể. Cho nên, bộ phận này thường dễ bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, cấu tạo của amidan có nhiều ngăn có phần hốc làm cho bụi bẩn với vi khuẩn trú ngụ, phát triển.
Bệnh lý amidan thường gặp đó là viêm amidan và nặng hơn là gây ung thư. Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi. Nó được chia ra thành các loại chủ yếu đó là amidan cấp tính, mạn tính và VA.
Viêm amidan cấp tính
Triệu chứng điển hình của bệnh là hai bên vòm họng bị sưng tấy đỏ xung huyết kèm tiết dịch. Bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng sốt cao trên 39oC, có đốm mủ hạt, sưng hạch ở cổ, sưng hạch hàm, nhức tai, nhức đầu,... tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng khác nhau. Viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời có nguy cơ lây sang các cơ quan khác như khí quản, thanh quản và tai mũi họng.
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính sẽ không có các triệu chứng cụ thể như viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và biến chứng nặng hơn khi bị tác động đến ổ viêm sưng cấp.
Một vài triệu chứng cần biết của viêm amidan mạn tính:
- Hơi thở của bệnh nhân có mùi hôi.
- Cảm giác bị vướng ở cổ họng khi nuốt.
- Sốt nhẹ vào chiều.
- Ho theo cơn và kéo dài gây khàn giọng.
Viêm VA
Viêm VA chính là một dạng của viêm amidan vòm họng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nó có thể xuất hiện ở trẻ lớn hơn nhưng hiếm do VA đã teo lại ở người trưởng thành. Một số các triệu chứng cơ bản như tiếng thở to khi ngủ kèm, hơi thở có mùi khó chịu, sốt cao trên 39oC kèm theo mệt mỏi cơ thể, kén ăn và nôn trớ.
Để điều trị các bệnh có liên quan đến amidan cấp, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân cần sử dụng thêm thuốc hạ sốt, nước nhỏ mũi và thuốc súc miệng để có thể điều trị triệu chứng tại chỗ. Đối với VA mạn tính, bệnh nhân hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt bỏ VA nếu gặp phải khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh amidan
Bệnh nhân có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện sớm tình trạng viêm amidan:
- Khô họng, hơi thở có mùi: Các vi khuẩn tích tụ gây dịch mủ trong hố amidan làm tắc nghẽn kèm hơi thở có mùi, ngứa họng, khô họng,...
- Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện như khó nuốt, hệ hô hấp không tốt, ngáy khi ngủ,... Nó còn có thể gây rối loạn cộng hưởng hơi thở ảnh hưởng đến tiếng nói, nhai nuốt.
- Triệu chứng toàn thân: Xuất hiện các chấm mủ trắng hoặc mủ vàng ở trong hốc miệng, xuất huyết amidan và vòm miệng cuống lưỡi. Lượng tế bào bạch huyết tăng lên đáng kể, hạch bạch huyết có thể bị sưng tấy và gây đau.
- Phản ứng phụ: Dịch tiết ra từ amidan bị viêm xuống dạ dày rồi hấp thụ độc tố gây phản ứng mệt mỏi, sốt, chán ăn, đau đầu, giảm cân,...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh amidan
Bệnh amidan kéo dài và không được xử lý kịp thời có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Một số biến chứng gồm có:
- Viêm, tấy đỏ và áp xe vùng amidan: Các triệu chứng kèm theo như đau đầu, sốt cao, đau họng, khó nuốt, chảy nước dãi, hơi thở có mùi hôi, nói không thành tiếng,...
- Độc tố từ liên cầu khuẩn gây tình trạng viêm amidan làm cho cơ thể phản ứng và xuất hiện các biểu hiện như đau đầu, nôn, sốt cao, nổi hạch, phát ban, đau họng, lưỡi đỏ và tim đập nhanh. Liên cầu khuẩn còn gây ra một vài biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm nhiễm trùng tai mũi họng, viêm nội tâm mạc, viêm màng tim,...
- Viêm khớp cấp: Sưng đỏ ở khớp gối, khớp cổ tay, tấy ngón tay chân, mệt mỏi,... Nặng hơn sẽ dẫn đến bệnh lý màng tim.
- Viêm cầu thận: Có nguy cơ diễn biến sang giai đoạn viêm thận cấp với biểu hiện phù mặt và phù chân khi thức dậy.
- Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Viêm amidan kèm theo phì đại amidan sẵn có sẽ gây thiếu oxy, chứng ngưng thở khi ngủ,...
Tham khảo chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế
Chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả tùy vào từng trường hợp với mức hưởng khác nhau.
Chi phí được chia thành các loại cụ thể như:
- Người bệnh khám đúng tuyến và mổ theo yêu cầu: Chi phí khoảng 3 triệu đồng/ người.
- Bệnh nhân khám đúng tuyến và mổ theo chỉ định của bác sĩ: Chi phí khoảng 1 triệu đồng/ người.
- Bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả 80% chi phí điều trị ở bệnh viện công và 50% phí điều trị ở bệnh viện tư.
Hiện nay, chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế trung bình tại các bệnh viện công lập dao động khoảng từ 4 - 6 triệu đồng và 8 - 15 triệu đồng ở bệnh viện tư. Mức giá này đã gồm có chi phí khám, xét nghiệm và phẫu thuật cho người bệnh.
Bài viết trên để tổng hợp các thông tin cần biết về amidan và chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế. Điều này sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân giảm bớt một phần chi phí trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Xem thêm:
- Cần kiêng gì sau khi cắt amidan để cơ thể nhanh hồi phục?
- Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay?
- Chống chỉ định cắt amidan cho trường hợp nào?
- Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?