I. Sơ lược đặc điểm sinh học loài ong :
1. Đặc điểm sinh học
Ong là động vật không xương sống, ngành chân đốt (Arthropoda), bộ cánh màng (hymenoptera), gồm 3 họ: Apidae, Vespidae, Formicide
2. Một số loài phổ biến:
Ong vò vẽ (paper wasps): thân và bụng có khoang đen xen kẽ vàng. Đầu rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa. Ong vò vẽ là loài ăn côn trùng và ấu trùng nhện, Chỉ ong thợ mới đốt người. Ong vò vẽ bị thu hút bời quần áo sắc sỡ, nước hoa, hay bỏ chạy sau khi phá tổ.
Ong đất (hornets): còn gọi là ong bắp cày, to hơn màu đen, chấm vàng cuối bụng có màu nâu, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng. Râu màu nâu nhạt, nhẵn, không lông, thường làm tổ bụi cây, or sát mặt đất.
Ong bầu (Bumblebees): to tròn có lông, bay chậm và phát ra tiếng ồn ầm ĩ.
Mỗi đàn ong có từ vài chục con (ong đất) vài trăm con (ong vò vẽ) vài chục ngàn con (như ong mật). Trong một loài ong có 3 loại: ong chúa, ong đực và ong thợ.
Ong sống đơn lẻ như ong mồ hôi (sweat bees), ong đục gỗ (carpenter bees) có thể đốt người nhưng nguy cơ phản ứng dị ứng thấp vì số lượng nọc mỗi lần phóng ra khi đốt thấp. Ong sống theo đàn như vò vẽ, ong vàng thuộc họ Vespidae và ong mật thuộc họ Apidae thì nguy hiểm hơn nhiều
Ong vàng có thể tấn công người một cách tự nhiên, còn hầu hết các trường hợp ong đốt đều xảy ra khi tổ bị chọc phá
Bộ phận gây độc: nọc độc nằm ở phần bụng sau của con ong cái
Ong mật: đoạn cuối ngòi ong có hình răng cửa khi đốt xong ngòi và một phần cơ thể bị đứt ra và bám trên da người. Ong sau khi đốt sẽ chết, phần cơ thể quanh túi nọc sẽ tiếp tục co bóp để tống nọc vào cơ thể nạn nhân qua ngòi trong vài phút. Sau 20s đầu tiên, có ít nhất khoảng 90% lượng nọc được bơm vào
Ong còn lại không có hình răng cưa nên khi đốt ngòi còn nguyên vẹn và đốt lại được nhiều lần
II. Ong Đốt
Ong đốt - Lâm sàng:
Nghiên cứu cho thấy 50 vết ong đốt có thể gây bệnh trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp, huyết tán nội mạch, THA, tổn thương tim, gan, thận, sốc. Với 100 vết hoặc hơn có thể tử vong
Phản ứng với vết đốt của thường được phân nhóm: tại chỗ bình thường, tại chỗ lớn, phản ứng phản vệ, phản ứng nhiễm độc toàn thân, phản ứng muộn không thường gặp.
- Phản ứng tại chỗ:
+ Sưng nóng đỏ đau tại chỗ,có thể gặp giữa nốt ong châm hoại tử trắng xung quanh là viền đỏ và sưng nề. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra nhưng hiếm.
+ Sẩn ngứa, mề đay, cảm giác nóng ran sau vài giờ đốt.
+ Có thể đỏ da, phù nề quanh vết đốt 10cm, phản ứng quá mức có thể phù toàn bộ chi vẫn có thể không có phản ứng toàn thân.
+ Khi bị ong đốt vùng đầu mặt cổ or nuốt hít phải nọc ong có thể phù nề thanh quàn-> khó thở và tử vong do tắc nghẽn đường thở.
+ Bị đốt quanh mắt hoặc mi có thể gây đục màng trước thủy tinh thể, viêm mống măt, áp xe TLT, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ.
+ Khi ong đốt trực tiếp dây thần kinh ngoại biên có thể gây liệt dây thần kinh một thời gian. Đốt ở dây thần kinh mặt có thể gây liệt mặt kiểu Charles-Bell
- Toàn thân:
+ Choáng phản vệ hoặc phản vệ muộn (thường xả ra vào ngày thứ 3 sau bị đốt).
+ Tình trạng nhiễm độc toàn thân: do một lượng độc tố nhiều được phóng ra (thường trên 50 vết). Triệu chứng giống phản ứng hệ thống nhưng các triệu chứng tiêu hóa thường nổi bật. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sợ ánh sáng là triệu chứng thường gặp, có thể sốt ngủ gà, co cứng cơ, tự nhiên, đôi khi co giật. Gan (suy tế bào gan), Thận (suy thận cấp, ly giải cơ vân, tiểu myoglobin), máu (rối loạn đông máu, tán huyết, tiểu hemoglobin).
- Triệu chứng khác: viêm thần kinh thị giác, bệnh lý đa giây thần kinh, nhược cơ.
2. Xử trí khi bị ong đốt:
- Thoát khỏi khu vực ong đốt.
- Lấy các ngòi đốt ra khỏi da ngay tức khắc.
- Chườm lạnh tại vị trí 20p/ giờ khi cần. Đặt một miễng vải ở giữa tránh bỏng lạnh
- Rửa vết đốt với xà phòng và nước, không bóp nặn vết đốt vì dễ tổn thương nặng hơn. Thoa kháng sinh và thuốc mỡ.
- Thuốc kháng histamin uống (diphenhydramine hoặc loratadine).
- Giảm đau như acetaminophen hoặc Ibuprofen khi cần.
- Tiêm ngừa uốn ván nếu tiêm cách 10 năm.
- Nếu đã từng bị ong đốt và có phản ứng dị ứng nặng thì cần uống kháng histamin càng sớm và triệu chứng tiến triển nên dùng epinephrine.
3. Điều trị phản ứng toàn thân tại bệnh viện:
- Mề đay nhẹ: kháng his uống/ IV (theo dõi ít nhất 60p)
- Mề đay, phù mạch: kiểm tra Ha, lập đường truyền tĩnh mạch, kháng histamin uống/ IV, Corticosteroid uống/ IV, triệu chứng tiến triển dùng Epinephrine 0,3-0,5mg tiêm bắp (theo dõi sát đến khi hết triệu chứng)
- Phù thanh quản: Epinephrine hít và tiêm bắp (cân nhắc đặt nkq mở kq khi cần thiết)
- Co thắt phế quản: Nhẹ trung bình đồng vật β2 hít (albuterol, terbutaline), nặng hít epinephrine, đồng vận β2 0,25-0,5 IV.
- Sốc phản vệ: điều trị theo phác đồ.
4. Điều trị hỗ trợ khác:
- Chống suy thận bằng bù dịch tích cực, lợi tiểu cưỡng bức bằng Lasix, duy trì lượng nước tiểu 150ml/h.
- Chạy thận nhân tạo khi có chỉ định: suy thận cấp vô niệu, thừa nước (phù não, phù phổi), toan máu nặng, tăng kali, tăng ure máu.
- Điều trị thay thế thận liên túc rất có hiệu quả trong việc đào thải độc tố nọc ong và cải thiện rối loạn chức năng cơ quan và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ong đốt nặng.
III. Dự phòng ong đốt và những biến chứng nghiêm trọng do nọc ong:
- Không trêu chọc phá tổ ong tránh ong tấn công bảo vệ tổ
- Phát quang bụi rậm quanh nhà, tiến vào khu vực nuôi ong phải có trang phục bảo hộ
- Hạn chế sử dụng nước hoa mỹ phẫm thu hút côn trùng khi đi vào rừng hay dã ngoại
- Khi trong nhà hoặc ngoài vườn có tổ ong thì bạn nên nhờ người có kinh nghiệm để dỡ bỏ tổ ong
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, cam kết mang đến dịch vụ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn để thăm khám hoặc liên hệ Hotline 0974 508 479 hoặc 0985 095 100 để được hỗ trợ.
- - Đăng ký, nhận tư vấn qua Hotline 0974 508 479 hoặc 0985 095 100 (có Zalo) hoặc inbox cho Admin fanpage. - Trao chúng tôi niềm tin, chúng tôi sẽ trao sự an tâm cho bạn. - - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn khám chữa bệnh BHYT thông tuyến (không cần giấy chuyển tuyến) cho mọi đối tượng tất cả các ngày trong tuần, tiếp nhận các thẻ bảo hiểm tư nhân, bảo hiểm bảo lãnh. - Áp dụng BHYT khi khám bệnh ngoài giờ (từ 16h - 19h thứ 2 đến thứ 7 và từ 7h - 16h ngày chủ nhật) đối với các khoa: Nội - Ngoại - Sản - Nhi. - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn - “Tất cả cho sức khỏe bạn” 171 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM. Đặt lịch khám: 0974 508 479 hoặc 0985 095 100 Cấp cứu 24/7: 0901 696 115 Website: http://bvtamtrisaigon.com.vn