Hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa đông khách. Nhiều bà bầu cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của những ly trà sữa thơm ngon. Tuy nhiên, bà bầu uống trà sữa được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Bầu uống trà sữa được không?
Liệu việc uống trà sữa trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét kỹ hơn thành phần và tác động của trà sữa đến cơ thể. Trà sữa chứa nhiều đường, caffeine, chất béo bão hòa, chất phụ gia đều là những chất không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Một số thành phần có trong trà sữa như sau:
- Trà: Trà sữa chủ yếu sử dụng trà đen, trà xanh, trà ô long. Những loại trà này nếu sử dụng đúng cách sẽ không gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, chúng còn chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư.
- Đường: Hầu hết các loại trà sữa đều chứa lượng đường rất cao. Việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thai kỳ có thể dẫn đến tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác cho cả mẹ và bé.
- Trân châu: Được làm từ 80% là tinh bột, còn lại là đường cô đặc và hương liệu thực phẩm. Việc ăn nhiều trân châu sẽ khiến mẹ bị no, từ đó mất cảm giác thèm ăn và cơ thể không được nạp thêm chất dinh dưỡng khác.
- Caffeine: Một ly trà sữa 500ml chứa tới 130 - 140mg caffeine.
- Chất béo bão hòa: Một số loại trà sữa sử dụng sữa béo hoặc kem tươi, chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Chất phụ gia: Nhiều loại trà sữa chứa các chất phụ gia như màu thực phẩm, hương liệu nhân tạo.
Theo các chuyên gia, bà bầu có thể uống trà sữa nhưng chỉ nên uống rất ít. Kèm với đó là một số lưu ý quan trọng như chọn loại trà sữa ít đường và không caffeine.
Tham khảo thêm: Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho bà bầu
Tác hại của uống quá nhiều trà sữa khi mang thai
Gây béo phì
Trà sữa chứa rất nhiều đường, vượt quá nhu cầu năng lượng cần thiết của cơ thể. Trong 1 ly trà sữa 473ml có chứa tới 34 - 45g đường tùy loại. Mẹ chỉ uống 1 ly trà sữa thôi cũng đã nạp gấp 2 - 3 lần lượng đường cho phép. Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến tăng cân nhanh chóng, gây béo phì.
Béo phì ở mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ, sinh non, trẻ sơ sinh to quá khổ,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Lượng đường cao trong trà sữa khiến cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn để điều hòa đường huyết. Lâu dần, cơ thể trở nên kháng insulin, dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhiễm trùng, sinh non, trẻ sơ sinh to quá khổ,…
Gây tình trạng thiếu sắt
Các axit béo trong trà sữa có thể ức chế quá trình hấp thu sắt từ thức ăn, khiến cơ thể mẹ bầu thiếu hụt sắt. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Mẹ bầu thiếu sắt sẽ xảy ra một số triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, xanh xao, suy giảm thể chất,…
Dễ gây ngộ độc
Một số loại trà sữa chứa các chất phụ gia như màu thực phẩm, hương liệu nhân tạo, có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc ở một số người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trà sữa có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc thực phẩm.
Mẹ bầu có thể uống gì thay cho trà sữa để tốt cho sức khỏe?
Tuy mẹ bầu vẫn có thể uống trà sữa nhưng nhìn vào những rủi ro của thức uống này thì tốt nhất mẹ không nên uống. Thay vào đó, mẹ có rất nhiều sự lựa chọn thay thế lành mạnh, mang nhiều lợi ích cho mẹ và bé.
Trà gừng
Trà gừng là một loại trà thảo mộc rất tốt cho bà bầu. Trong trà gừng có chứa 2 hợp chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm cảm giác buồn nôn trong thai kỳ là gingerols và shogaols. Tính cay nồng của loại trà này sẽ giúp làm ấm cơ thể. Gừng chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Trà hoa cúc
Từ xưa, trà hoa cúc đã được ví như một loại “thần dược” chữa bách bệnh và đặc biệt tốt cho mẹ bầu. Trà hoa cúc có hương thơm thảo mộc diu nhẹ đặc trưng có khả năng làm dịu thần kinh giúp các mẹ thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và lo âu. Từ đó, mẹ có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Ngoài ra, hoa cúc còn có tính kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Trà bạc hà
Nếu như mẹ bầu bị ốm nghén thì trà bạc hoa là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hương thơm trà bạc hà giúp làm dịu dạ dày để cải thiện tình trạng buồn nôn, giảm ốm nghén thai kỳ. Ngoài ra, loại trà này còn rất giàu chất xơ làm dị các cơ dạ dày để quá trình tiêu hóa trơn tru hơn.
Kết luận
Như vậy, việc uống quá nhiều trà sữa trong thai kỳ có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc uống trà sữa và ưu tiên các loại đồ uống tự nhiên, lành mạnh khác. Việc lựa chọn thức uống phù hợp sẽ góp phần vào một thai kỳ khỏe mạnh và viên mãn.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam