Nhắc đến ốc, nhiều người nghĩ ngay đến một món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều bà bầu vẫn đang băn khoăn rằng bầu ăn ốc được không? Dưới đây là những điều cần biết về lợi ích và cách sử dụng ốc để tối ưu hóa dinh dưỡng cho thai nhi.
Bầu ăn ốc được không?
Các mẹ bầu thường băn khoăn rằng liệu “mẹ bầu ăn ốc được không”. Theo quan niệm dân gian khuyên rằng ăn ốc không tốt vì có thể làm em bé bị bệnh chảy nước dãi, chậm nói,… hoặc gây nóng cho mẹ bầu.
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những quan niệm trên là đúng. Trong khi như đã phân tích về góc độ dinh dưỡng cho thấy thịt ốc giàu giá trị dinh dưỡng, khá tốt cho bà bầu.
Trong ốc chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên ốc có thể mang nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu.
Vậy nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn ốc miễn là đừng vượt quá lượng tiêu thụ cần thiết và cần ăn ốc đúng cạc. Để đảm bảo an toàn hơn, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bầu ăn ốc được không?
Lợi ích khi ăn ốc trong thai kỳ
Ốc là một nguồn dinh dưỡng quý báu cho phụ nữ mang thai, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu. Dưới đây là những công dụng nổi bật mà mẹ bầu cần biết khi ăn ốc trong thai kỳ.
Cung cấp Protein dồi dào
Ốc là một nguồn protein chất lượng, giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Protein còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh cho thai nhi.
Cung cấp Carbohydrate
Trong 100g ốc, tùy thuộc vào từng loại, chứa khoảng 3.9 - 7.6mg carbohydrate, là nguồn năng lượng quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày của mẹ bầu và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của bào thai.
Hàm lượng Canxi cao
Ốc có hàm lượng canxi rất cao, cao hơn so với thịt bò. Do vậy, ăn ốc là một cách để bà bầu bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và tham gia vào quá trình hình thành khung xương cho thai nhi.
Cung cấp Photpho
Bầu ăn ốc được không? Photpho kết hợp cùng với canxi góp phần giúp xương mẹ bầu thêm chắc khỏe. Photpho có trong ốc còn có tác dụng giúp các cơ co giãn tốt hơn, ổn định nhịp tim cho mẹ bầu.
Bầu ăn ốc có tác dụng gì?
Bà bầu ăn ốc như thế nào là hợp lý?
Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? Bà bầu nên hạn chế ăn ốc trong giai đoạn ốm nghén, nhất là vào 3 tháng đầu. Giai đoạn này phụ nữ mang thai có những thay đổi nồng độ hormone progesterone, estrogen,… nên rất nhạy cảm với những thực phẩm có mùi tanh.
Mặc dù ốc chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều ốc. Ăn ốc khi bụng yếu có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Lời khuyên là mẹ bầu chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 200g ốc.
Khi mang thai, sự thay đổi nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và nhịp sinh học nên dễ gây ra tình trạng dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu cần cẩn trọng khi ăn ốc để tránh dị ứng không mong muốn.
Bầu ăn ốc như thế nào là đúng?
Một số lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ốc
Để việc ăn ốc đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Rửa sạch ốc: Muốn ốc nhả hết chất bẩn, khi ngâm mẹ bầu có thể ngâm bằng nước vo gạo và ớt hoặc ngâm với nước giấm, bia hoặc sữa đều được.
- Không ngâm ốc quá lâu: Ngâm ốc lâu sẽ làm ốc mất đi hương vị tươi ngon và làm hao hụt đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Chế biến kỹ: Trong ốc chứa nhiều vi khuẩn nên cần nấu ốc thật chín để tránh rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy và nhiễm khuẩn. Mẹ bầu có thể chế biến đa dạng ốc bằng cách hấp, luộc, xào,…
- Ăn ốc một lượng vừa đủ: Mẹ bầu chỉ nên ăn ốc với liều lượng từ 1 - 2 bữa một tuần, tránh ăn nhiều vì có thể gây đầy bụng.
- Trường hợp mẹ bầu nên hạn chế ăn ốc: Nếu bà bầu bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá kéo dài hay có vết thương bị viêm loét nên kiêng ăn ốc.
- Kết hợp với nhóm thực phẩm khác: Ngoài việc bổ sung ốc, bà bầu cũng cần ăn nhiều nhóm dinh dưỡng khác như rau củ, thịt cá, trái cây để duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối.
Trên đây Pharmacity đã giải đáp thắc mắc bầu ăn ốc được không, hy vọng có thể giúp các mẹ bầu biết cách ăn ốc hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các lời khuyên quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình ăn uống.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: