Trái bòn bon với vị chua ngọt đặc trưng được nhiều mẹ bầu ưa thích và chọn làm món ăn vặt trong quá trình mang thai. Bòn bon cung cấp nhiều năng lượng, chất xơ cũng như nhiều hoạt chất chống oxy hóa cho cơ thể. Vậy bầu ăn bòn bon được không?
Bầu ăn bòn bon được không?
Bòn bon có tên khoa học là Lansium domesticum. Ở mỗi vùng miền, loại quả này lại có tên gọi riêng. Ngoài miền Bắc, quả bòn bon được gọi là quả dâu đất, còn theo Quảng Nam gọi tên là lòn bon. Đây là một loại trái cây nhiệt đới, cùng họ với quả xoan. Quả bòn bon thường được thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 8.
Về hình dáng, quả bòn bon có hình cầu với đường kính trung bình khoảng 5 cm. Vỏ quả mềm với phần thịt bên trong có màu trắng đục với 5 - 6 múi, mỗi múi chứa một hạt màu nâu. Vị quả bòn bon hơi chua chua, ngọt hơn khi chín.
Thịt của bòn bon chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong 100 gram thịt bòn bon có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
- Chất xơ: 2,3 g.
- Carbohydrate: 9,5 g.
- Đạm (protein): 0,8 g.
- Canxi: 20 mg.
- Phosphorus: 30 mg.
- Ascorbic acid: 1 mg.
- Riboflavin: 0,124 mg.
- Thiamine: 0,089 mg.
Thành phần của bòn bon nổi bật với hàm lượng chất xơ và lượng đường cung cấp cho cơ thể. Đồng thời, loại quả này cung cấp nhiều hoạt chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do phá hoại tế bào.
Ngoài ra, bòn bon chứa rất nhiều vi chất khác như vitamin A, vitamin C, vitamin E và họ vitamin B1, B2, B3 cùng nhiều loại vi khoáng khác. Với vị ngọt ngọt chua chua đặc trưng, nhiều mẹ bầu chọn bòn bon làm món ăn vặt ưa thích. Nhưng bầu ăn bòn bon được không?
Bầu ăn bòn bon được không?
Bòn bon có bảng thành phần dinh dưỡng đa dạng, mang lại cho nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bòn bon chứa lượng lớn chất xơ cung cấp cho mẹ bầu. Chất xơ không chỉ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa cho bà bầu mà còn giúp mẹ có làn da tươi trẻ và mịn màng hơn. Hơn nữa, đây còn là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên và đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ tốt, quả bòn bòn còn chứa nhiều hoạt chất có tính chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ và ngăn ngừa hủy hoại tế bào trong cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa cùng nhiều bệnh lý khác trong quá trình mang thai.
Lợi ích của quả bòn bon đối với bà bầu
Cung cấp hoạt chất chống oxy hóa
Chất có khả năng chống oxy hóa rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Không chỉ bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do, chất chống oxy hóa làm chậm tiến trình phá hủy và lão hóa của tế bào, giúp tế bào kéo dài tuổi thọ và tăng cường chức năng.
Chính vì vậy, chọn bòn bon làm món ăn vặt thường ngày sẽ cung cấp đều lượng chất chống oxy hóa cho mẹ bầu. Điều này giống như thực phẩm chức năng tự nhiên giúp hỗ trợ sức khỏe của bà bầu và em bé một cách an toàn.
Mặt khác, chất chống oxy hóa làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay cơn đau thắt ngực trong tương lai.
Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Thành phần dinh dưỡng của bòn bon chứa đa dạng các loại vitamin B. Nhóm vitamin này sẽ giúp đẩy nhanh và tăng cường quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, đồng thời thải bỏ lượng đường dư thừa. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai.
Tăng cường hệ miễn dịch
Không chỉ mang đến cho cơ thể nhiều loại vi khoáng quan trọng, trong bòn bon có chứa nhiều vitamin C hay ascorbic acid. Vitamin C là yếu tố hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu khỏe mạnh và bảo vệ thai nhi.
Có sức khỏe tốt sẽ giúp mẹ bầu luôn tươi vui, phục hồi nhanh chóng khi cảm thấy mệt mỏi và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bởi vậy, thưởng thức quả bòn bon với số lượng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu tránh được các bệnh cảm lạnh hay cảm cúm và nhiều bệnh lây nhiễm phổ biến khác.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều bòn bon
Bòn bon tuy đem lại nhiều giá trị sức khỏe nhưng không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người. Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nên thận trọng khi ăn loại quả này.
Vì trong bòn bon chứa khá nhiều đường nên nếu bệnh nhân tiểu đường ăn bòn bon không kiểm soát có thể khiến bệnh khó kiểm soát và tiến triển nặng hơn. Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn tới biến chứng đái tháo đường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé.
Cách ăn bòn bon đúng và an toàn
Để ăn bòn bon đúng cách, an toàn cho mẹ và bé, cần chú ý những điểm sau đây:
- Không ăn vỏ ngoài của quả vì có chứa rất nhiều độc tố không tốt cho cơ thể.
- Khi ăn cần tách bỏ hạt ở giữa và chỉ ăn phần thịt.
- Không nên ăn quá 0,5 kg trong một ngày.
- Không ăn quả bòn bon còn xanh có vị chua khó ăn, nên ăn quả chín vừa với độ ngọt và chua vừa phải, ngon miệng.
- Hạn chế ăn quả bòn bon cũng như các món ăn, hoa quả có chứa hàm lượng đường cao nếu mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hay đái tháo đường thai kỳ.
- Ăn bòn bon đúng mùa thu hoạch, tránh ăn phải bòn bon bị tiêm thuốc.
- Nhận biết quả bòn bon bị thúc chín, quả chín tự nhiên sẽ có đặc điểm: Dưới đáy quả sẽ có nhiều vết kim châm màu đen, cuống quả chắc và tươi, khi ăn thì vị thịt quả thanh mát, thịt quả trắng đục hoặc trắng trong.
- Không ăn quả đã bị dập nát, thối, sâu bệnh hay có dấu hiệu hỏng, thâm đen.
- Mua quả bòn bon ở cửa hàng hoa quả, siêu thị uy tín, bao bì ghi rõ nguồn gốc.
- Kết hợp ăn quả bòn bon với một thực đơn có bữa ăn chính cân bằng dinh dưỡng.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn bòn bon được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Ăn uống là yếu tố quan trọng trong quá trình mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu cần có thực đơn ăn uống cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cũng như cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết. Trái bòn bon sẽ cung cấp cho cơ thể chị em nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của bản thân cũng như cho sự phát triển của em bé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Mediplus