Bà bầu ăn củ sắn được không?
Củ sắn hay được gọi là khoai mì có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao như tinh bột, chất béo, chất đạm, khoáng chất cùng một số loại vitamin như vitamin A, vitamin C, đặc biệt là photpho, mangan, natri, kẽm, sắt..
Theo các nhà nghiên cứu, trong sắn có chứa hàm lượng acid amin không cân đối, thừa hàm lượng arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc ăn khoai mì không béo, thậm chí còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giúp làm giảm nguy cơ tim mạch.
Bà bầu ăn củ sắn được không? (Ảnh minh họa)
Không những thế, nhờ hàm lượng carbohydrates dồi dào, sắn còn giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Đối với những người đang có nhu cầu giảm cân thì ăn sắn cũng có thể coi như giải pháp hiệu quả nhưng chỉ nên ăn mức độ vừa phải.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bà bầu ăn sắn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ sắn luộc không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của thai nhi và bà bầu, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu do trong sắn có chứa hàm lượng axit cyanhydric (HCN).
Thành phần này có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc thức ăn.Chất axit cyanhydric thường tập trung nhiều ở cả hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ bên ngoài.
Vào những tháng đầu của thai kỳ, sức đề kháng của bà bầu rất kém nên không thể tự đào thải được các độc tố ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ngộ độc khi ăn sắn.
Bà bầu ăn sắn được không? (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi bà bầu muốn ăn sắn
Đối với những mẹ bầu chẳng may "lỡ" thèm ăn củ sắn luộc thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trước khi luộc sắn cần phải lột thật sạch vỏ, bỏ phần đuôi và phần đầu bởi đây là phần chứa nhiều độc tố nhất. Sau đó, mang ngâm sắn trong nước sạch từ 1-2 ngày rồi rửa lại với nước nhiều lần. Khi được luộc chín kỹ, củ sắn sẽ an toàn hơn và nên chế biến sắn càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Không nên để quá lâu vì có thể làm tăng độc tố trong sắn.
- Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, chỉ nên ăn sắn khi đã luộc kỹ với lượng vừa đủ.
- Có thể kết hợp ăn sắn chung với những loại thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều protein để loại bỏ độc tố, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
- Mẹ có thể nghiền sắn thành bột để chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như chè chuối khoai mì cốt dừa, bánh tằm khoai mì (sắn), bánh sắn nướng…