Mỗi độ Tết đến xuân về người dân dù làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng quay về quê hương để quây quần bên gia đình đón chào năm mới, tết yêu thương tết sum vầy. Tết Cổ truyền còn là dịp để người dân Việt bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên,… Do đó, vào dịp lễ tết này, người dân có nhiều nghi lễ và phong tục, tập quán chúc tết khác, tùy theo từng tôn giáo vùng, niềm, tín ngưỡng, trang phục có đặc điểm riêng.
Nhắc đến trang phục Việt Nam là chúng ta nghĩ ngay trang phục áo dài truyền thống. Đối với Phụ nữ Việt Nam, một sự lựa chọn phổ biến và sở thích của chị em phụ nữ trong những dịp quan trọng này là trang phục áo dài. Mặc dù không phải là bắt buộc, nhưng việc chọn diện áo dài trong những ngày lễ Tết không chỉ là một quyết định, mà còn là một đam mê của phái đẹp. Bên cạnh đó, người Việt tin rằng việc mặc áo dài vào ngày Tết sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho cả năm mới.
Sự kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và truyền thống của áo dài trong dịp Tết tạo ra một vẻ đẹp độc đáo và đặc biệt, mang lại sự tự tin và quyến rũ. Áo dài Tết không chỉ thu hút với sự cách tân mà còn bởi sự hòa quyện giữa nét đẹp hiện đại và truyền thống. Sự đổi mới trong thiết kế áo dài không chỉ mang lại sự mới mẻ, bắt kịp xu hướng thời trang, mà còn giữ được bản sắc truyền thống, tạo nên vẻ quyến rũ và tinh tế.
Việc lựa chọn áo dài Tết không chỉ đơn thuần là việc chọn một bộ trang phục, mà còn là lựa chọn cho một phong cách và văn hóa và duy trì và kế thừa truyền thống dân tộc. Nhưng trong dịp tết ai ai cũng đua nhau mặc áo mới vui xuân, đón lộc đầu năm. Là người phụ nữ chúng ta cần chọn cho mình chiếc áo dài du xuân vì chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được xem là "quốc phục" của dân tộc và được xem như một biểu tượng Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện bằng cổ cao, với hai tà áo thướt tha, đầy nữ tính nhưng không kém phần trang trọng.
Áo dài truyền thống hôm nay
Em đem ra mặc tung bay mặn mà
Ai nhìn cũng thốt ối à
Sao em xinh thế chắc là cô tiên!
Xin được mượn lời thơ của Nhà thơ Hồng Phấn trong bài thơ “Duyên dáng áo dài Việt Nam” để diễn tả nét đẹp của phụ nữ khi diện áo dài.
Trên nhiều chất liệu vải khác nhau như màu sắc đa dạng, chát liệu vải: lụa, gấm, tằm ý, phối hợp sự đính đá, dệt kim tuyến, kết hạt, những kiểu dáng phong phú như tay xẻ, tay tà đuôi dài, đuôi bướm…những chiếc áo dài hoa văn mang nhiều ý nghĩa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng cũng không kém phần trẻ trung, duyên dáng, cá tính cho người mặc… là những ý nghĩa mà một chiếc áo dài mang lại. Áo dài ngày tết đa dạng muôn sắc màu cho các chị em trẻ cũng già vui hội hoa xuân và đón lộc đầu năm, thể hiện sự cao sang vừa tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam vừa thể hiện niềm tự hào văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện lòng hiếu thảo, sự trân trọng đối với giá trị văn hóa gia đình. Áo dài là biểu tượng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Mặc áo dài trong ngày Tết là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Xuân Hòa