Sữa chua hiện nay là một trong những nhóm thực phẩm được sử dụng phổ biến, hiệu quả và an toàn đối với mọi độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ cũng như người cao tuổi. Bên cạnh hiệu quả đối với đường tiêu hóa, sữa chua còn đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể sống. Vậy nên ăn sữa chua vào lúc nào để hiệu quả đạt được cao nhất? Có nên sử dụng sữa chua khi bụng đói hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin cụ thể và giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Sữa chua có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Sữa chua được tạo thành sau quá trình lên men vi khuẩn từ sữa, bất kỳ loại sữa nào cũng có thể dùng làm sữa chua, hiện nay phổ biến nhất vẫn là sữa bò. Thành phần có trong các loại sữa chua thường bao gồm:
Các lợi khuẩn với hàm lượng cao
Các loại protein, glucid, chất béo, chất xơ
Các loại khoáng chất như calci, kẽm, kali, sắt, magie, phospho,...
Vitamin nhóm A, B, C, E, K, acid folic,....
Sử dụng sữa chua đúng cách có thể đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng. Dưới đây chúng tôi sẽ thống kê một số hiệu quả mà sữa chua có thể mang lại:
- Cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể để duy trì hoạt động sống và phát triển
- Sữa chua chứa Calci cần thiết cho hệ xương, răng ổn định. Sữa chua có khả năng cung cấp tới 40% nhu cầu Calci hàng ngày.
- Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B3, B6, B12 giúp bảo vệ hệ thần kinh cũng như ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
- Các khoáng chất như kali, magie, phospho,... sữa chua cung cấp là thành phần cần thiết cho quá trình sinh hóa của cơ thể, điều hòa trao đổi chất,...
- Sữa chua cũng là nguồn protein dồi dào tham gia các quá trình trao đổi, chuyển hóa thành năng lượng và kích thích sản xuất các hormon, giảm lượng calo tiêu thụ tổng của cơ thể. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy người bổ sung sữa chua tiêu thụ ít năng lượng hơn và có cảm giác no lâu hơn.
Ăn sữa chua lúc đói được không? Khi nào ăn sữa chua là tốt nhất?
- Lợi ích đối với hệ tiêu hóa: sữa chua có chứa hàm lượng lớn các lợi khuẩn, là các vi khuẩn sống, một số loại sữa chua có thể coi như các loại men vi sinh, chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa như Bifidobacteria và Lactobacillus. Các chủng lợi khuẩn có tác dụng giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng đạt cân bằng, làm giảm triệu chứng khó chịu ở người bị hội chứng ruột kích thích hay các rối loạn tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu sau các bữa ăn, đồng thời giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày. Sữa chua được chứng minh rằng có thể bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng của tiêu chảy liên quan đến việc lạm dụng kháng sinh, đồng thời giảm nguy cơ táo bón hiệu quả.
- Cải thiện hệ miễn dịch: các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng được chứng minh liên quan đến một số phản ứng viêm của cơ thể, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và gây tổn hại của các tác nhân như virus, vi khuẩn. Ngoài ra, một số thành phần như kẽm, selen hay magie trong sữa chua cũng là các vi lượng giúp nâng cao sức đề kháng và đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
- Đối với hệ tim mạch: sữa chua chứa chủ yếu là chất béo bão hòa và một lượng nhỏ acid béo đơn không bão hòa, được khuyến khích sử dụng do được chứng minh có tác dụng làm tăng lượng HDL - một loại cholesterol có lợi, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Không những thể, một số nghiên cứu phát hiện ăn sữa chua có khả năng làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh lý tổng thể về tim mạch, điều hòa huyết áp ổn định.
- Sữa chua hỗ trợ kiểm soát cân nặng: nhờ chứa hàm lượng protein cao, cùng với calci và các dưỡng chất đa dạng nhưng chứa ít calo, làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ làm giảm trọng lượng cơ thể và tỉ lệ mỡ giữa cơ thể với vòng eo.
- Ngoài ra, sữa chua còn tốt cho quá trình tái tạo da tổn thương, hỗ trợ làm đẹp da.
Sữa chua có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Khi nào ăn sữa chua là tốt nhất? Ăn sữa chua lúc đói được không?
Khi nào ăn sữa chua là tốt nhất?
Để sữa chua có thể phát huy được tối đa hiệu quả, bên cạnh việc lựa chọn loại sữa chua phù hợp, bạn cũng nên chú ý về các thời điểm nên ăn sữa chua dưới đây:
Bổ sung sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 - 60 phút: đây là thời điểm dịch vị dạ dày được làm loãng do cần tiêu hóa thức ăn, pH dạ dày lúc này thích hợp để bảo vệ và phát triển các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Nhờ đó tác dụng trên đường tiêu hóa của sữa chua được phát huy tốt nhất.
Ăn sữa chua trong bữa phụ lúc xế chiều: có thể làm giảm bớt căng thẳng, giảm thiểu tác động của bức xạ trong trường hợp bạn phải làm việc quá lâu với máy tính hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Các loại sữa chua có thêm thành phần Tyrosine có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng, hỗ trợ cải thiện tâm trạng.
Sử dụng sữa chua vào buổi tối: trong sữa chua có hàm lượng calci tương đương với các loại sữa thông thường, không những thế còn chứa acid lactic có tác dụng giữ ổn định nồng độ calci. Do đó, ăn sữa chua vào buổi tối là thời điểm các tác động làm giảm calci ít hoạt động, sữa chua sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu calci, góp phần giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, bổ sung sữa chua cho trẻ giúp hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu.
Ngoài ra, đối với những bạn hay tập luyện thể hình, vận động thể lực nhiều, cũng có thể bổ sung sữa chua sau mỗi lần vận động, kết hợp với cacbohydrat và protein trong bữa ăn nhẹ để nạp lại năng lượng.
Khi nào ăn sữa chua là tốt nhất?
Ăn sữa chua lúc đói được không?
Giá trị dinh dưỡng của sữa chua khá cao, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên ăn sữa chua. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn sữa chua khi bụng đói, bởi lượng vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể tồn tại được trong cơ thể có liên quan mật thiết đến pH trong đường tiêu hóa, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi pH acid. Khi bụng đói, lượng acid dạ dày tiết ra tương đối cao làm giảm pH dạ dày xuống thấp, là nguyên nhân tiêu diệt phần lớn các lợi khuẩn, làm giảm hiệu quả của sữa chua. Ngoài ra, thói quen ăn sữa chua khi bụng rỗng còn có thể làm tổn thương dạ dày và gây ra một số vấn đề đường tiêu hóa khác.
Ăn sữa chua lúc đói được không?
Đối tượng nào không nên ăn sữa chua?
Một số nhóm đối tượng được khuyến cáo nên cân nhắc không dùng sữa chua hoặc chỉ dùng sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia bao gồm:
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: do khi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa được ổn định.
Người bị viêm gan, viêm tụy, đái tháo đường hoặc xơ cứng động mạch: không nên ăn các loại sữa chua có đường.
Bệnh nhân có các triệu chứng hoặc bệnh lý đường ruột mức độ nặng
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sữa chua
Một số vấn đề bạn nên lưu ý để có thể chọn được loại sữa chua phù hợp nhất được thống kê dưới đây:
Nên cân nhắc chọn các loại sữa chua ít béo hoặc làm từ sữa không béo, loại nguyên chất với hàm lượng protein vừa phải. Ngoài ra, lựa chọn sữa chua không đường hoặc sữa chua ít đường sẽ có lợi hơn cho cơ thể của bạn.
Một số trường hợp xuất hiện dị ứng, tiêu chảy khi dùng sữa chua, bạn nên xem xét lại thành phần và cẩn trọng với các chất phụ gia có trong sữa chua.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể lựa chọn sữa chua vị trái cây để trẻ có thể dễ dàng sử dụng.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sữa chua
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm men vi sinh có các thành phần dinh dưỡng, hiệu quả đem lại cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung cũng tương đương với các loại sữa chua, giúp cho khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày thêm đa dạng.
Xem thêm Giải pháp cho bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY