Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn sữa và các nang sữa, vì thế mẹ cần biết ăn gì chữa tắc tia sữa và những nhóm thực phẩm cần tránh để hạn chế được cơn đau nhức, giúp khơi thông tuyến sữa nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống tác động đến tình trạng tắc tia sữa như thế nào?
BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tuyến sữa là nơi tạo ra lượng sữa mẹ dồi dào nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Hoạt động của tuyến sữa chịu sự chi phối của 4 loại hormone chính gồm Estrogen, Progesterone, Prolactin và Oxytocin. Trong đó: (1)
- Estrogen và Progesterone có vai trò phát triển thùy tuyến và nang vú, nhờ đó làm tăng số lượng ống dẫn sữa để sản xuất sữa nhanh chóng.
- Prolactin giúp kích thích tuyến sữa tăng tiết sữa. Khi mẹ cho con bú hoặc hút sữa, hàm lượng Prolactin sẽ tăng cao khiến sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.
- Oxytocin giữ vai trò co bóp quanh các nang sữa để đưa sữa vào ống dẫn sữa, sau đó đẩy sữa ra khỏi bầu ngực mẹ.
“Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ ảnh hưởng đến hàm lượng các loại hormone này trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn sữa và nang sữa, khiến tăng hoặc giảm lượng sữa được tiết ra. Vì thế, khi bị tắc tia sữa, mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng tắc tia sữa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng, xóa bỏ các triệu chứng khó chịu cũng như đảm bảo chất lượng sữa cho bé”, bác sĩ Khánh Quyên cho biết thêm.
Ăn gì chữa tắc tia sữa?
Khi bị tắc tia sữa, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh để khai thông tia sữa. Chẳng hạn như: (2)
1. Uống nhiều nước
Tắc tia sữa có thể diễn tiến thành viêm nhiễm tuyến sữa, lúc này mẹ có thể bị mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sốt cao. Cơ thể mẹ mất nhiều nước nên sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, do đó mẹ cần uống nhiều nước vào thời điểm này.
Ngoài ra, thành phần chính trong sữa mẹ là nước, nếu cơ thể mẹ thiếu nước sẽ không thể sản xuất đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Vì thế, mẹ nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho bé. Nên uống nước ấm để tăng khả năng kích sữa tốt hơn.
2. Hoa quả
Nếu đang thắc mắc ăn gì chữa tắc tia sữa thì hoa quả là một gợi ý cho mẹ. Mẹ có thể ăn nhiều loại trái cây khác nhau hoặc bổ sung dưới dạng nước ép bởi ngoài công dụng làm đẹp da, hỗ trợ hệ tiêu hóa thì hoa quả sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi bị tắc tia sữa.
3. Rau xanh
Rau xanh cũng là một loại thực phẩm rất cần thiết cho mẹ bỉm sữa đang gặp tình trạng tắc tia sữa. Trong rau xanh chứa rất nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, khi bị tắc tia sữa mẹ có thể dùng đến thuốc, do đó tăng nguy cơ bị táo bón. Việc bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp mẹ hạn chế và nhanh chóng khắc phục được tình trạng này. (3)
4. Cháo bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều loại khoáng chất như chất xơ, vitamin, canxi… rất tốt cho mẹ đang cho con bú. Bên cạnh đó, bí đỏ còn giúp cải thiện tình trạng sưng viêm và tắc sữa hiệu quả. Vì thế, cháo bí đỏ cũng là một gợi ý cho mẹ bị tắc tia sữa, nhất là các mẹ gặp những triệu chứng phiền toái như sốt cao, mệt mỏi và chán ăn.
5. Canh móng giò
Canh móng giò được biết đến là món ăn lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Móng giò chứa nhiều protein, chất béo, canxi và nhiều khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, móng giò cũng có khả năng kích thích tăng sản sinh collagen, cải thiện tình trạng da khô ném và kém rạng rỡ do quá trình mang thai và sinh nở ở mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy món canh móng giò bị ngấy thì không nên ép bản thân ăn món này. (4)
Tắc tia sữa cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu tắc tia sữa nên ăn gì, mẹ cũng cần biết bị tắc tia sữa kiêng ăn gì để tránh bị tắc sữa nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ bị mất sữa hoàn toàn sau khi chữa tắc tia sữa.
1. Thức ăn cay, nóng
Các món ăn được chế biến nhiều gia vị cay, nóng sẽ khiến tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng hơn. Ăn những món ăn này thường xuyên có thể khiến sữa vón cục, tăng nguy cơ tắc tia sữa. Đồng thời, các món cay nóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng và táo bón ở phụ nữ sau sinh.
2. Thức ăn chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn như mì gói, đồ hộp, xúc xích… được sử dụng phổ biến vì tiện dụng và có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này chứa rất ít dinh dưỡng nhưng lại nhiều hương liệu và chất bảo quản, nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, giảm khả năng tiết sữa, từ đó gây mất sữa.
3. Măng tươi, măng khô, măng chua
Măng là loại thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon miệng, kích thích vị giác nhưng lại chứa nhiều chất độc cyanide. Nếu sử dụng trong thời gian đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sữa, khiến tình trạng tắc sữa nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các món ăn từ măng có thể gây đau nhức, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn và nôn mửa nếu ăn quá nhiều. Tốt nhất, mẹ bỉm sữa nên kiêng hẳn các món ăn từ măng trong thời gian cho con bú.
4. Rượu bia
Uống nhiều rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân gây mất sữa và tắc tia sữa ở phụ nữ mới sinh con. Các loại đồ uống chứa cồn đều có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, uống rượu bia thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước khiến sữa mẹ trở nên đặc hơn, dễ vón cục gây bít tắc ống dẫn sữa.
5. Cà phê và các loại thức uống chứa caffeine
Cà phê và các loại thức uống chứa caffeine sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc tia sữa, khiến mẹ bị thiếu sữa hoặc mất sữa hoàn toàn. Nguyên nhân là các loại thức uống này có tính nóng sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất sữa, bài tiết vào sữa mẹ gây ra một số triệu chứng ở trẻ nhỏ. Caffeine cũng là chất gây mất ngủ và ảnh hưởng đến tâm lý mẹ sau sinh. Tốt nhất, mẹ bỉm sữa nên hạn chế cà phê và các loại thức uống chứa caffeine như cacao, trà xanh, nước ngọt, nước tăng lực…
Một số cách khác giúp thông tắc tia sữa
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và đúng cách sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tắc tia sữa. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để khơi thông tia sữa nhanh chóng hơn, bao gồm:
- Cho bé bú mẹ trực tiếp và thường xuyên, ưu tiên bú bên ngực bị tắc sữa trước.
- Hút sạch lượng sữa còn thừa trong bầu ngực sau khi bé bú no.
- Chườm nóng bầu ngực.
- Massage nhẹ nhàng quanh núm vú theo vòng tròn để kích thích và khơi thông tuyến sữa.
- Hạn chế mặc áo ngực chật, bó sát và nằm sấp khi ngủ.
Với những trường hợp mẹ bị tắc tia sữa nặng hoặc tắc tia sữa lâu ngày không được can thiệp dẫn đến các biến chứng như viêm tuyến vú, áp xe vú… mẹ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa giúp điều trị hiệu quả các trường hợp tắc tia sữa hiệu quả và nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng nhất cho bé phát triển toàn diện.
Mẹ cần làm gì để phòng ngừa tắc sữa sau sinh?
Tắc tia sữa gây nhiều triệu chứng khó chịu cho mẹ và tăng nguy cơ thiếu sữa, mất sữa cho bé. Vì thế, mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách:
- Tập thói quen hút sữa thường xuyên để đảm bảo sữa không bị ứ đọng gây tắc nghẽn ống dẫn sữa.
- Uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để sản xuất lượng sữa nhiều hơn, nhờ đó khơi thông tuyến sữa tốt hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ và lạc quan.
- Hạn chế những tác động lên bầu ngực như mặc áo ngực bó sát hoặc nằm sấp khi ngủ.
Để đặt hẹn khám và tư vấn bởi các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng bài biết trên đây đã giúp mẹ biết được ăn gì chữa tắc tia sữa, chỉ bổ sung những nhóm thực phẩm lợi sữa và cải thiện hiệu quả tình trạng tắc tia sữa. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!