Lá hẹ là một loại rau dân gian phổ biến, không chỉ ngon, chế biến được nhiều món mà còn là loại rau đại bổ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người Việt Nam chưa biết rõ ăn hẹ có tốt không và ăn lá hẹ có tác dụng gì. Hãy cùng tìm hiểu công dụng của lá hẹ, ai không nên ăn lá hẹ qua bài viết sau.
Ai nên ăn lá hẹ?
Lá hẹ không chỉ là món ăn chứa nhiều dưỡng chất mà còn là vị thuốc dùng trong y học. Hẹ là món ăn ít kiêng kị, từ đàn ông phụ nữ, người già đến trẻ em đều có thể dùng được. Sau đây là những người nên ăn hẹ để tốt cho sức khỏe.
Nam giới
Nhiều cánh mày râu và những bà vợ có thắc mắc rằng ăn hẹ có tốt cho nam giới không? Ăn lá hẹ có tác dụng gì đối với phái mạnh không? Đáp án của chúng tôi đó là ăn lá hẹ có tác dụng rất tốt cho nam giới.
Trong đông y lá hẹ là vị thuốc có thuộc tính ấm vì vậy rất hiệu quả trong việc chữa chứng tì vị hư hàn, giảm đau ổ bụng, chống đầy hơi sôi bụng và giảm đau, hoạt huyết hóa ứ, hành khí. Do đó, lá hẹ thường được dùng để hỗ trợ điều trị chứng đau tức ngực, bụng và ngứa… Đối với cánh mày râu, hẹ sẽ có lợi trong việc chữa các chứng di tinh, mộng tinh, đau lưng.
Đặc biệt hơn cả, lá hẹ là một món “thần dược” dành cho những anh em có vấn đề nhạy cảm, vấn đề về sinh lý. Khi có vấn đề trong chuyện giường chiếu, các cánh mày râu có thể xem lá hẹ là một vị thuốc tăng lực tốt. Hẹ phối hợp cùng một số vị thuốc khác giúp trị liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh.
Trẻ em
Nếu các mẹ bỉm tìm kiếm trên google rằng trẻ ăn nhiều lá hẹ có tốt không thì kết quả chắc chắn là có. Dành cho những mẹ bỉm chưa biết, hẹ là món ăn giúp trẻ chữa nhiều bệnh và hỗ trợ phát triển cơ thể.
Hẹ là vị thuốc đông y lành tính có thể dùng để chữa bệnh cho trẻ em. Lá hẹ kết hợp với một số chất ngọt như mật ong, đường phèn có thể trị ho cho trẻ em.
Ngoài ra, lá hẹ còn có thể hỗ trợ trị tưa miệng, nấm miệng ở trẻ sơ sinh, giúp kháng viêm nên có tác dụng làm giảm đau khi trẻ mọc răng, hỗ trợ chữa đái dầm hoặc táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hẹ còn hỗ trợ làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và và khiến chúng không phát triển, di căn sang các khu vực xung quanh.
Chính vì thế mẹ bỉm nên cho trẻ em tập ăn hẹ để hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Trong trường hợp các mẹ thắc mắc bé 8 tháng ăn lá hẹ được không. Từ 6 tháng tuổi các mẹ đã có thể cho trẻ tập ăn hẹ. Tuy nhiên nên chú ý chỉ cho bé ăn hẹ đã được làm chín, thông qua chế biến.
Ai không nên ăn hẹ?
Hẹ rất tốt cho cơ thể tuy nhiên những người có triệu chứng sau đây không nên dùng lá hẹ. Hẹ không tốt cho những người bị nóng trong người, bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về mắt và những người bị nhọt trong người. Do hẹ có tính ấm và vị cay không tốt cho những căn bệnh trên. Nhất là đối với những người đang bị trúng thực, dạ dày yếu, sau khi ăn không những không tiêu hóa được mà còn dễ kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác.
Hẹ có chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đóng vai trò làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng bản thân hẹ lại không dễ tiêu hóa trong dạ dày. Vì vậy nên tuyệt đối lưu ý. Đặc biệt, đối với một số người mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ… thì không nên hẹ, ngược lại còn dễ làm nặng thêm các triệu chứng bệnh về mắt.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn hẹ cùng với mật ong, sữa chua, thịt trâu, thịt bò, thịt dê, rượu trắng, bí đỏ,… vì kết hợp sẽ ra chất độc, có hại hoặc gây tiêu chảy.
Phụ nữ ăn lá hẹ có tốt không?
Lá hẹ rất tốt cho cho sức khỏe của nam giới và trẻ nhỏ vậy còn đối với phụ nữ thì sao? Phụ nữ ăn lá hẹ có tốt không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Ăn hẹ không chỉ giúp nam giới cải thiện sức khỏe mà còn giúp phụ nữ chữa nhiều loại bệnh.
Trong hẹ có các Vitamin như Vitamin B, Vitamin K và nhiều khoáng chất khác hỗ trợ cơ thể phụ nữ phát triển lành mạnh.
Bên cạnh đó trong lá hẹ có lưu huỳnh tự nhiên và một vài loại chất khác giúp chống ung thư vú ở phụ nữ. Ung thư vú vốn là nỗi sợ của nhiều chị em phụ nữ vì thế phụ nữ nên bổ sung lá hẹ và thực đơn dinh dưỡng của mình để ngăn chặn các mầm bệnh trong cơ thể.
Lá hẹ có có khả năng chống viêm cực kỳ hiệu quả nêm ăn hẹ nhiều sẽ giúp phái đẹp phòng ngừa các căn bệnh viêm nhiễm âm đạo, chống nấm âm đạo đạo và một vài bệnh phụ khoa khác.
Bà bầu ăn lá hẹ có tốt không?
Đối với các mẹ bầu thì trong thời thời gian thai nghén họ phải kiêng kỵ rất nhiều món để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu có ăn được lá hẹ không? Bà bầu ăn hẹ có tốt tốt không, có hại cho thai nhi hay không?
Trong thời kỳ thai sản, phụ nữ nên đưa hẹ vào thực đơn dùng trong tuần vì trong hẹ có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với sản phụ. Hẹ giúp giúp phụ nữ mang thai ngừa thiếu máu vì trong hẹ có chất sắt và Vitamin C.
Trong lúc mang thai các sản phụ thường có triệu chứng đặc trưng đó là chuột rút và táo bón. Ăn hẹ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa chuột rút và táo bón hiệu quả do trong lá hẹ có nhiều chất xơ, icon Magie, Canxi và Kali.
Ngoài ra hẹ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch, xương chắc khỏe, chống lão hóa da.
Trong trường hợp các mẹ bầu lo lắng không biết mẹ sau sinh ăn lá hẹ được không. Lá hẹ có công dụng tuyệt vời cho mẹ sau sinh. Trong giai đoạn ở cữ sau sinh các mẹ bầu thường bị chuột rút, thiếu ngủ, táo bón, tăng tăng cân, mất vị giác, tiểu đêm,… Hẹ là nguồn chất tuyệt vời để mẹ bầu trị các chứng bệnh sau sinh và hỗ trợ các mẹ giảm cân lành mạnh.
Các mẹ cũng không cần lo lắng cho con bú có được ăn lá hẹ hay không. Lá hẹ và nước lá hẹ sẽ giúp các mẹ bỉm lợi sữa, tiết nhiều sữa cho con bú hơn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin và giải đáp cho bạn đọc việc ăn hẹ có tốt không, ăn lá hẹ có tác dụng gì và lợi ích của lá hẹ đối với sức khỏe của các đối tượng cụ thể. Hãy bổ sung thêm hẹ vào thực đơn của mình mỗi tuần một lần để cải thiện sức khỏe cho cả gia đình nhé!
Có thể bạn chưa biết:
- Ai không nên ăn nha đam, bà bầu ăn nha đam có được không?
- Ai không nên ăn yến sào, bà bầu ăn yến sào có tốt không?
- Ai không nên uống hoa đu đủ đực, bà bầu uống có tốt không?