Hiện tượng rụng trứng là gì?
Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nó xảy ra khi trứng được phóng thích từ buồng trứng của bạn.
Khi trứng được giải phóng, nó có thể được hoặc không được thụ tinh bởi tinh trùng. Nếu được thụ tinh, trứng có thể đi đến tử cung và làm tổ để phát triển thành thai. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ phân hủy và niêm mạc tử cung bị rụng trong kỳ kinh nguyệt.
Hiểu được quá trình rụng trứng xảy ra như thế nào và khi nào nó diễn ra có thể giúp bạn đạt được hoặc tránh thai. Nó cũng có thể giúp bạn chẩn đoán một số điều kiện y tế.
Sau sinh bao lâu thì rụng trứng?
Theo ý kiến của bác sĩ, phụ nữ thường bắt đầu rụng trứng và có chu kỳ trở lại trong vòng 45-94 ngày sau khi sinh. Hầu hết phụ nữ không bắt đầu rụng trứng cho đến ít nhất 6 tuần sau khi sinh con, nhưng một số ít rụng trứng sớm hơn. Đồng thời, cũng có những trường hợp rụng trứng và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại rất muộn, có thể 1 năm hoặc hơn.
Thông thường, phụ nữ không cho con bú có xu hướng rụng trứng sớm hơn mẹ cho con bú. Vì khi nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra hormone prolactin, gây ức các hormone nội tiết estrogen và progesteron. Đồng thời prolactin cũng ức chế sản xuất hormone GnRH và FSH, làm chậm quá trình rụng trứng.
5+ Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú
Làm thế nào để mẹ nhận biết thời kỳ rụng trứng đang đến gần. Hãy ghi nhớ 5+ dấu hiệu sau đây mẹ nhé.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn
Nhiệt độ cơ thể của một người bình thường, ở trạng thái tốt thường dao động trong khoảng 36 đến 37,5 độ C. Trong thời kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể của chị em sẽ thay đổi một chút so với bình thường. Thông thường, nhiệt độ sẽ tăng nhẹ phụ thuộc vào các hoạt động, sự thay đổi hormone của mẹ trong chu kỳ. Sự chênh lệch này thường dao động trong khoảng 0.3 đến 0.7 độ C.
Dịch nhầy từ cung có màu trắng đục
Khi gần rụng trứng, cơ thể phụ nữ thường sản xuất nhiều estrogen hơn. Điều này làm cho chất nhầy cổ tử cung trở nên co giãn và trong, giống như lòng trắng trứng. Nhờ đó giúp tinh trùng bơi đến gặp trứng được phóng ra trong quá trình rụng trứng.
Để kiểm tra xem có phải kỳ rụng trứng hay không, mẹ hãy đưa ngón tay sạch vào âm đạo. Sau đó kéo căng dịch tiết ra giữa ngón cái và ngón tay. Nếu phần dịch này dính và co giãn hoặc rất ướt và trơn, đó là một dấu hiệu của kỳ rụng trứng.
Tăng ham muốn tình dục
Tăng ham muốn tình dục là một dấu hiệu cho thấy kỳ rụng trứng của chị em phụ nữ đang đến gần. Rất nhiều phụ nữ nói rằng, họ cảm thấy ham muốn hơn trước mỗi kỳ rụng trứng. Đồng thời, cơ thể của mẹ cũng có một vài nhỏ như trở nên quyến rũ hơn, các khung xương cũng trở nên mềm mại hơn,...
Bầu ngực căng và sưng đau
Ngực căng hoặc núm vú đau có thể là một dấu hiệu khác của sự rụng trứng. Bởi lượng hormone xâm nhập vào cơ thể bạn ngay trước và sau khi rụng trứng. Một số phụ nữ sẽ có cảm giác đau này ngay trước khi rụng trứng. Một số người khác có thể cảm thấy nó ngay sau khi rụng trứng.
Đau tức vùng bụng dưới
Đau tức vùng bụng dưới là một dấu hiệu khác của kỳ rụng trứng đang đến gần. Khi rụng trứng, cơn đau này có thể cảm thấy giống như một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phía bên của bụng, nơi buồng trứng đang giải phóng trứng. Nó có thể kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ, tùy thuốc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ, tiết dịch hoặc buồn nôn kèm theo đau nhức, trong thời gian ngắn.
Rụng trứng khi cho con bú có thể có thai không?
Rất nhiều mẹ thắc mắc, trong quá trình cho con bú, nếu mẹ rụng trứng và quan hệ tình dục có thể mang thai không. Câu trả lời là CÓ mẹ nhé. Bởi ngay trong định nghĩa về quá trình rụng trứng đã đề cập đến, khi trứng được phóng ra từ ống dẫn trứng, nếu gặp tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Nếu không gặp tinh trùng sẽ thành kinh nguyệt và bắt đầu một chu kỳ mới.
Vì vậy, để không mang thai ngoài ý muốn trong khi cho con bú, mẹ cần sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ. Theo khuyến cáo, sau sinh ít nhất 18 tháng mới nên có thai trở lại đối với sinh thường và 36 tháng đối với sinh mổ. Vậy nên, hãy cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của chính mình và con cái mẹ nhé.
Một số biện pháp phòng tránh thai an toàn
Sau khi sinh từ 6 đến 8 tuần mẹ sẽ có kinh trở lại. Do đó, nếu mẹ quan hệ tình dục không an toàn sau khi rụng trứng lần đầu sẽ có rủi ro mang thai ngoài ý muốn. Lúc này, sử dụng biện pháp phòng tránh cực kỳ quan trọng. Dưới đây là là 3 biện phòng phòng tránh thai đơn, giản, an toàn, dễ thực hiện, mẹ hãy tham khảo nhé.
Bao cao su
Bao cao su là biện pháp duy nhất vừa có tác dụng tránh thai vừa ngăn nhiễm bệnh qua đường tình dục. Bao cao su được làm từ latex rất mỏng, với mục đích ngăn tinh dịch tiến vào tử cung.
Nếu sử dụng bao cao su đúng cách, nó sẽ có tác dụng ngừa thai lên tới 98%. Trong trường hợp nếu phụ nữ hoặc đàn ông nhạy cảm với latex, có thể sử dụng bao cao su polyurethane hoặc polyisoprene để thay thế. Tuy nhiên, khi sử dụng bao cao su cũng có thể xảy ra một số vấn đề như: bị rách, tuột ra ngoài khi quan hệ. Vì vậy, ba mẹ nên kiểm tra kỹ càng trước khi quan hệ. Đồng thời, nếu phát hiện bao bị rách sau khi quan hệ, có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cho mẹ cho con bú.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp được nhiều mẹ lựa chọn sau khi sinh. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là làm tăng chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng bơi đến gặp trứng. Hiện nay có hai loại thuốc tránh thai được bán trên thị trường:
Thuốc tránh thai tổng hợp: có kết hợp cả estrogen và progestin.
Thuốc tránh thai chỉ có progestin.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ đang cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai chứa progestin. Thuốc tránh thai chứa estrogen có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ.
Hiệu quả tránh thai khi sử dụng thuốc có thể đạt tới 98% nếu mẹ đảm bảo sử dụng đúng, và đủ chu kỳ thuốc. Tuy nhiên, thuốc tránh thai cũng không có tác dụng ngăn các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Xem thêm:
- Tổng hợp dấu hiệu có thai sau khi tiêm thuốc rụng trứng phổ biến nhất ở nữ giới
- [Tổng hợp] Dấu hiệu có thai sau 8 ngày rụng trứng dễ nhận biết nhất
Đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là quá trình đặt một dụng cụ nhỏ hình chữ T vào tử cung của phụ nữ. Khi được đặt vào đúng cách, vòng tránh thai có hiệu quả tới 99% trong vòng 5 đến 10 năm. Cơ chế hoạt động của nó là khiến tinh trùng khó gặp trứng hơn. Đồng thời, nếu trứng đã được thụ tinh cũng không có chỗ để hình thành phôi thai trong tử cung.
Trong 3 đến 6 tháng đầu sau khi đặt, chị em có thể sẽ cảm thấy khó chịu hơn mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cũng cao hơn khi sử dụng vòng tránh thai.
Ưu điểm của phương pháp tránh thai này là lâu dài và có hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Đồng thời, khi tháo vòng ra ngoài, mẹ có thể mang thai lại ngay. Tuy nhiên, nó khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài và gây đau đớn hơn. Đồng thời, đặt vòng tránh thai sẽ gây chảy máu âm đạo và khả năng nhiễm trùng cao.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Mẹ hãy tham khảo và theo dõi thật kỹ lưỡng sự thay đổi của cơ thể. Đồng thời đừng quên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn mẹ nhé.