Thuốc trị viêm da cơ địa (bôi, uống) được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Để tránh tác dụng phụ, cần dùng thuốc theo bác sĩ hướng dẫn.
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa
Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa chứa những thành phần có khả năng điều trị viêm tại chỗ, dị ứng và các triệu chứng.
1. Thuốc bôi kháng khuẩn và làm dịu da
Nhóm thuốc này có tác dụng làm dịu da, chống khuẩn và sát trùng nhẹ trên da. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng. Những loại thường dùng:
- Hồ nước:
Hồ nước thường dùng khi tổn thương trên da vừa mới bùng phát. Thuốc chứa Kẽm oxyd, Glycerin và bột Talc; tác dụng làm săn da, sát khuẩn, làm dịu các tổn thương hở trên da và giảm đau rát. Dùng 1 - 2 lần/ ngày.
- Kẽm oxide 10%:
Kẽm oxide 10% có công dụng khử khuẩn nhẹ, làm dịu tổn thương da, ngăn ngừa trợt loét và hỗ trợ bảo vệ da. Loại thuốc này được chỉ định với liều thông thường là 2 - 3 lần/ ngày để điều trị bệnh viêm da cơ địa.
- Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine thoa ngoài da:
Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine cũng có khả năng sát khuẩn nhẹ. Các loại thuốc bôi này thường mang đến hiệu quả đối với tổn thương da do viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp.
2. Kem hay thuốc mỡ Corticoid
Corticoid là loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da cơ địa. Thuốc có khả năng chống dị ứng, giảm ngứa, điều trị viêm da.
Thường có tác dụng nhanh chóng nhưng thuốc bôi Corticoid có thể gây ra nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Bao gồm mỏng da, teo da, giãn mao mạch hay tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nang lông. Tốt nhất nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
3. Thuốc bôi có chứa Acid Salicylic
Acid Salicylic thường được kê toa trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính. Hoạt chất này có tác dụng khử trùng nhẹ và hỗ trợ loại bỏ các tế bào chết bong tróc trên bề mặt da.
Thuốc chứa Acid Salicylic thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và kem bôi ngoài da. Chống chỉ định với tổn thương hở, viêm da cơ địa bội nhiễm, viêm da cơ địa trên mặt.
ĐỌC THÊM: Cách Giảm Ngứa Khi Bị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhanh
4. Thuốc kháng sinh tại chỗ
Kháng sinh tại chỗ thường được chỉ định cho các trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm hay nhiễm trùng. Thuốc giúp điều trị nhiễm trùng trên da.
Isotretinoin, Zinc Acetate và Benzoyl Peroxide là các loại kháng sinh dạng bôi được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da cơ địa.
5. Thuốc bôi ức chế miễn dịch - Tacrolimus
Đây là thuốc bôi trị viêm da cơ địa được dùng phổ biến. Thuốc có công dụng ức chế phản ứng miễn dịch quá mức, giảm sưng, chống viêm, hỗ trợ làm lành các vết nứt nẻ trên bề mặt da.
Tacrolimus làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, nếu dùng trong thời gian dài có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
6. Một số loại kem làm mềm da
Kem làm mềm da giúp trị da khô ráp, bong tróc nhiều hay nứt nẻ. Từ đó giảm triệu chứng và ngăn viêm da cơ địa bùng phát. Những loại thường dùng:
- Lactcare-HC Lotion 1%
- Physiogel cream
- Kem dưỡng da có chứa vitamin E
Viêm da cơ địa nên uống thuốc gì?
Với những trường hợp tổn thương da có mức độ nặng, xảy ra trên phạm vi rộng và gây ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc trị viêm da cơ địa theo đường uống sau đây:
1. Thuốc kháng Histamine H1
Thuốc kháng Histamine H1 có tác dụng chống dị ứng, trị ngứa, kiểm soát các triệu chứng cơ năng, đồng thời làm giảm khả năng lan tỏa của tổn thương trên da. Các thuốc được dùng trong điều trị viêm da cơ địa có thể là:
- Clorpheniramine
- Promethazin hydroclorid
- Brompheniramin maleat
- Loratadin
- Acrivastin
- Fexofenadin
- Cetirizin hydroclorid
Thuốc kháng histamine H1 tương đối an toàn. Tuy nhiên đôi khi tác dụng phụ an thần, buồn ngủ, giảm khả năng tập trung… có thể xảy ra.
2. Thuốc Corticosteroid đường uống
Thuốc Corticosteroid đường uống có công dụng kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng viêm da cơ địa hay tình trạng nổi mề đay. Thuốc được dùng cho người không đạt hiệu quả khi dùng thuốc khác.
Một số loại được dùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa bao gồm:
- Medrol
- Metasone
- Prednison
Cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc Corticosteroid đường uống.
3. Thuốc kháng sinh
Kháng sinh đường uống được dùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm có mức độ nặng hay nhiễm trùng lan tỏa trên phạm vi rộng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ hồi phục hàng rào bảo vệ da.
Để chỉ định loại kháng sinh phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nhiễm trùng và chủng vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin và Cephalosporin là 2 loại kháng sinh đường uống được dùng phổ biến nhất.
4. Thuốc giảm đau và kháng viêm
Nhóm thuốc này thường được cân nhắc trong trường hợp tổn thương do viêm da cơ địa gây ra bị phù nề, sưng viêm và gây đau rát nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn đáp ứng trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm gây đau nhức cơ thể hay làm tăng thân nhiệt.
Đối với thuốc giảm đau, Paracetamol là loại được dùng phổ biến nhất, có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở mức độ từ nhẹ cho tới trung bình. Thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Meloxicam) dùng cho trường hợp nghiêm trọng hơn.
Lưu ý khi dùng các thuốc trị viêm da cơ địa
Khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa, cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ Da liễu chỉ định và hướng dẫn.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc, điều chỉnh liều dùng, tần suất và thời gian dùng thuốc.
- Đối với thuốc bôi trị viêm da cơ địa, cần chú ý dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da bệnh trước khi thoa thuốc.
- Đối với thuốc ức chế miễn dịch hay corticoid, tuyệt đối không dùng trong thời gian dài hay thoa thuốc 1 lớp quá dày.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải những vấn đề bất thường, hãy tìm gặp ngay bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, cần chú ý chăm sóc và bảo vệ da, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát bệnh.
Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chỉ định thuốc trị viêm da cơ địa phù hợp. Song song đó cần chăm sóc da đúng cách.
THAM KHẢO THÊM:
- 15 cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 5 loại nước rửa tay cho người viêm da cơ địa tốt nhất