Chút Chít được 1 tháng rồi, mà mẹ càng ngày càng lo. Rõ là lông mày nét, lông mi cong vút, cái miệng trái tim chúm chím… thế nhưng sao mũi lại tẹt thế này??? Mà bố mẹ có ai mũi tẹt đâu???
Nghe các bà, các cô mách là theo mẹo dân gian, mọi người thường dùng cách lấy tay nắn mũi và vuốt sống mũi lên để mũi của bé được cao, thanh thoát hơn, mẹ bèn lần mò để học theo..
THEO CÁC CHUYÊN GIA, CÁCH LÀM TRÊN LÀ HOÀN TOÀN SAI LẦM MẸ NHÉ,
MẸ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LÀM CHO BÉ!!!
Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh và các bé thay đổi mỗi ngày, nhưng khi mới sinh, xương sống mũi chưa phát triển hết, nên sống mũi các bé thường tẹt, lỗ mũi thì hơi hếch. Đến khi bé ngoài 1 tuổi, xương sống mũi mới dần hình thành, và chỉ kết thúc quá trình “tạo hình” khi bé ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, trừ khi là có di truyền về gen, mũi bé sẽ dần cao lên chứ không phải tẹt dí như lúc ban đầu.
NẮN MŨI CHO BÉ - THƯƠNG BÉ MÀ LẠI THÀNH HẠI BÉ!!!
- Do khoang mũi của trẻ sơ sinh ngắn hơn người lớn, không có lông mũi, lỗ mũi hẹp, xương sống mũi của trẻ nhỏ và là tổ chức xương sụn, mềm; lớp niêm mạc ở khoang mũi mỏng manh, nhưng các mạch máu thì nhiều. Nếu mẹ thường xuyên tác động đến mũi bé, dù chỉ bằng những hành động nhẹ nhàng, cũng có thể gây tổn thương cho niêm mạc và các vi mạch máu trong mũi. Việc làm này vô hình chung, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp, làm tổn thương niêm mạc và huyết quản, từ đó dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Bên cạnh đó, ở trẻ nhỏ, ống eustachian - ống thính giác nối tai giữa với họng - khá thô, ngắn, thẳng, khi được mẹ vuốt mũi thường xuyên có thể khiến các chất trong khoang mũi thông qua ống eustachian chui vào tai giữa, gây ra bệnh viêm tai giữa.
- Một số bệnh lý với biểu hiện mũi tẹt sẽ khó được nhận biết vì việc mẹ cứ cố nắn mũi bé cho đẹp, có thể làm mất đi dấu hiệu của bệnh. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé và gây khó khăn cho các bác sĩ trong khi xác định triệu chứng.
Sự phát triển của xương sống mũi chịu những tác động của các hóc-môn; phải đến khi dậy thì hoặc trưởng thành, xương sống mũi mới hoàn thành quá trình phát triển và “tạo hình”. Bên cạnh đó, sống mũi cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, tốc độ dậy thì, chế độ dinh dưỡng khi còn nhỏ và những tổn thương đến mũi trong quá trình trưởng thành. Do đó, cho dù mũi bé có không cao, thậm chí tẹt dí, thì mẹ đừng sốt ruột, và cũng không được can thiệp bằng cách nắn mũi bé. Điều này không khiến sống mũi bé cao hơn, mà ngược lại, rất có thể gây ra những biến chứng liên quan đến cấu tạo của mũi bé, mẹ nhé!
Nằm trong top đầu của các bệnh viện có chuyên khoa Nhi tốt nhất Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Green khám và điều trị nội trú Nhi 24/24h. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiện bất thường, bố mẹ hãy đưa trẻ đến Bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. Đặc biệt, #BvGreen đã thông tuyến BHYT, vì vậy tất cả các bé đều được hưởng chế độ bảo hiểm đúng tuyến khi thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đặt lịch khám cho con, Bố Mẹ có vui lòng liên hệ Hotline: 02253786555.
(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. Vũ Văn Quang - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green)
Gửi bình luận
Bình luận