1. Biểu đồ đường (Line graph)
Biểu đồ đường được dùng để hiển thị dữ liệu thu thập được, hoặc sự thay đổi của một yếu tố trong một khoảng thời gian xác định. Tất cả các điểm dữ liệu được kết nối bởi một dòng. Biểu đồ đường gồm có trục x và trục y. Trong các loại biểu đồ thường gặ...
2. Biểu đồ cột (Bar chart)
Biểu đồ cột - Bar Chart là dạng biểu đồ có chứa các thanh chữ nhật có chiều dài biểu thị cho các giá trị khác nhau. Các thanh có thể được thể hiện theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy vào mục đích hiển thị khác nhau của từng biểu đồ, tuy nhiên cách viết và phân tích số liệu cũng không thay đổi. Biểu đồ cột có công dụng chính là dùng để so sánh và đối chiếu các số liệu, yếu tố, hoặc xu hướng thay đổi của các đối tượng theo thời gian. Sự phức tạp của biểu đồ phụ thuộc vào số lượng của các cột và giá trị được gắn vào chúng. Những điểm cần lưu ý khi phân tích biểu đồ cột - Bar Chart: Xem thêm: Cách viết dạng Bar chart trong Writing Task 1 chỉ với 3 bước cực hiệu quả
3. Biểu đồ tròn (Pie chart)
Biểu đồ tròn thường dùng để trình bày thông tin của chủ thể tại các mốc thời điểm khác nhau, hoặc là cùng một thời gian. Về hình thức, biểu đồ tròn thường được chia thành các phần nhỏ có màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau, tương ứng với các đối tượng được phân tích. Bên góc biểu đồ thường có các chú thích để làm rõ hơn từng đối tượng. Khi gặp dạng biểu đồ tròn (Pie Chart), bạn cần so sánh và làm nổi bật sự khác nhau giữa các chart. Hãy so sánh các đối tượng với nhau, đối tượng nào lớn, đối tượng nào nhỏ nhất và, sự tương quan giữa các đối tượng, sự thay đổi của chúng trong biểu đồ. Những điểm cần lưu ý khi phân tích biểu đồ tròn - Pie Chart: Xem thêm: Cách viết dạng Pie Chart trong Writing Task 1 chi tiết nhất
4. Bảng số liệu (Table)
Tương tự như Bar Chart, biểu đồ dạng table là các bảng số liệu được chia làm hai loại chính: bản có sự thay đổi theo thời gian hoặc không theo thời gian. Tuy nhiên, so với các dạng biểu đồ khác, số liệu trong bảng Table thường khá phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung cao độ của thí sinh để theo dõi xu hướng thay đổi. Khi phân tích biểu đồ table, bạn cần chú những điều sau: Xem thêm: Cách viết Writing Task 1 dạng Table bám sát tiêu chí chấm bài
5. Biểu đồ Quy trình (Process)
Khác với các dạng biểu đồ trong phần thi IELTS Writing Task 1 nói trên, dạng biểu đồ theo quy trình Process không có số liệu. Dạng biểu đồ này sẽ thể hiện một quy trình sản xuất, chế tạo hoặc phát triển của một đối tượng cụ thể. Vì dạng biểu đồ này kh...
6. Biểu đồ Map (Bản đồ)
Cách viết dạng bài Writing IELTS Task 1 - Map sẽ chú trọng miêu tả sự phát triển, thay đổi của một khu dân cư, địa điểm hoặc địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường, tần suất cho ra đề với dạng bài Map này thường thấp hơn các dạng khác, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua. Thông thường, đề thi dạng Map sẽ có hai loại: Xem thêm: Cách viết dạng Map trong Writing Task 1 chi tiết nhất
7. Biểu đồ kết hợp (Multiple chart)
Dạng biểu đồ kết hợp Mixed Charts trong IELTS Writing Task 1 là dạng biểu đồ có hai bảng số liệu mang thông tin khác nhau. Để hoàn thành tốt task này, bạn cần đưa ra thông tin số liệu mang tính so sánh, nhận xét các điểm giống và khác nhau giữa các thông tin. Và cũng đừng quên nêu lên mối liên hệ tương quan giữa hai biểu đồ này. Thông thường, biểu đồ kết hợp sẽ đưa ra 2 hoặc nhiều loại chart như: Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết dạng bài Multiple Charts (Mixed Charts)
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!