1. Vết bỏng bị tróc da nên bôi nghệ tươi
Nghệ tươi luôn được biết đến là nguyên liệu giúp khử thâm, trị sẹo tự nhiên, lành tính được áp dụng rộng rãi.
Cơ chế trị sẹo của nghệ tươi là nhờ vào nhờ vào hàm lượng curcumin và các chất chống oxy hóa, các chất này thẩm thấu sâu vào da, giúp ức chế sắc tố melanin và thúc đẩy nhanh quá trình lành thương. Ngoài tác dụng khử thâm thì nghệ tươi còn có thể giúp làn da sáng, mịn màng hơn và chống lão hoá.
Nghệ tươi được biết đến là nguyên liệu giúp khử thâm, trị sẹo tự nhiên, lành tính
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 1 miếng nghệ tươi, rửa sạch, cạo sạch vỏ và đem giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
Bôi cả phần nước cốt nghệ tươi và phần bã nghệ lên vùng da có vết bỏng bị tróc da.
Kiên trì thực hiện phương pháp này cho đến khi thấy hiệu quả.
2. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Mật ong
Mật ong được biết đến là nguyên liệu có tác dụng tuyệt vời trong làm sáng da, dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết rằng mật ong còn có tác dụng trong điều trị vết bỏng bị tróc da. Sở dĩ làm được điều này do trong mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn nhẹ, kích thích sản sinh collagen, ức chế sắc tố melanin. Đồng thời, mật ong còn có công dụng tuyệt vời trong việc hạn chế lão hoá da.
Vết bỏng bị tróc da nên bôi gì: Mật Ong là phương pháp trị bỏng có thể áp dụng tại nhà
Cách thực hiện như sau:
Làm sạch da bằng nước
Dùng 1-2 thìa mật ong nguyên chất (lượng mật ong phụ thuộc vào kích cỡ vết bỏng)
Bôi mật ong lên vết bỏng bị bong tróc, sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút
Rửa sạch mật ong trên da
Bạn có thể trộn thêm bột nghệ vào mật ong để tăng hiệu quả trị thâm sẹo
Lưu ý: Thực hiện phương pháp này một lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Nha đam
Nha đam là loại cây được sử dụng nhiều trong quá trình chăm sóc da, đặc biệt là làm dịu làn da ửng đỏ, cháy nắng. Gel nha đam cũng được ứng dụng trong điều trị tình trạng vết bỏng bị tróc da. Sở dĩ nha đam làm được điều này do nó có tác dụng làm dịu da, cũng cấp độ ẩm tự nhiên cho làn da sáng, khỏe.
Có thể sử dụng nha đam để bôi lên vết bỏng bị tróc da
Cách thực hiện như sau:
Lấy 1 lá nha đam, rửa sạch và đem gọt hết phần vỏ xanh để lấy được phần thịt bên trong.
Rửa sạch vùng da bị thâm với nước ấm hoặc tiến hành tẩy da chết
Bôi phần gel nha đam lên vùng da bị bong tróc
Chờ dưỡng chất thẩm thấu vào da trong vòng 5 phút, sau đó làm sạch da với nước mát.
Lưu ý: Bạn nên áp dụng cách này liên tục mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Dầu mù u
Sử dụng dầu mù u là một phương pháp hiệu quả ngay sau khi bị bỏng và khi vết bỏng lên da non và tróc da. Làm được điều này là do trong dầu mù u có chứa hoạt chất kháng sinh, từ đó có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào. Từ đó, dầu mù u giúp vết bỏng nhanh lành thương và tránh để lại sẹo.
Vết bỏng bị tróc da nên bôi Dầu mù u
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
Bước 2: Thoa 1 lớp dầu mù u mỏng lên vết bỏng, có thể massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong da.
Bước 3: Thực hiện cách trên vài lần mỗi ngày. Sau 2-3 ngày bôi, vết bỏng dần hình thành da non, việc bôi dầu mù u sẽ giúp vết bỏng tránh để lại sẹo thâm.
Chú ý: Để giảm thâm và sẹo, bạn có thể kết hợp dầu mù u với tinh bột nghệ thành hỗn hợp để thoa lên vết bỏng.
5. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Cà chua
Cà chua có thể giải quyết thắc mắc của bạn: Vết bỏng bị tróc da nên bôi gì? Do cà chua có công dụng giúp sản sinh collagen mới, giúp da đàn hồi và săn chắc hơn, ngoài ra còn ức chế các sắc tố melanin, từ đó có tác dụng trong điều trị vết bỏng bị tróc da.
Cà chua có tác dụng trong điều trị vết bỏng bị tróc da
Cách thực hiện như sau:
Vệ sinh vùng da có vết bỏng bong tróc bằng nước ấm để các lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp dưỡng chất thấm vào sâu hơn.
Dùng 1 quả hoặc nửa quả cà chua (tùy vào kích thước vết bỏng), rửa sạch và nghiền nhuyễn.
Bôi nước cốt cà chua lên vùng da có vết bỏng bị tróc da, dùng tay massage đều.
Để nguyên khoảng 5 phút, sau đó dùng nước mát rửa sạch lại.
Ngoài thực hiện phương pháp này, bạn có thể kết hợp uống nước ép cà chua mỗi ngày, vừa tăng hiệu quả trị thâm, vừa giúp có làn da sáng khỏe và sức khỏe tốt.
6. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Vitamin E
Khi vết bỏng bị tróc da nên bôi gì? Liệu có nên bôi vitamin E hay không? Câu trả lời của các chuyên gia của IVIE - Bác sĩ ơi là khi gặp tình trạng này, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa vitamin E. Thông thường vitamin E là chất chống oxy hóa, được bổ sung phổ biến cho các loại kem bôi để điều trị sẹo, tuy nhiên trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, vitamin E bôi ngoài da không hiệu quả trong việc điều trị thâm, sẹo và còn có thể gây kích ứng, viêm da và ngứa ngáy vết sẹo, làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.
Vết bỏng bị tróc da nên bôi Vitamin E
7. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Vaseline
Vaseline là chất được biết đến với khả năng dưỡng ẩm tốt. Khi vết bỏng bị tróc da, bạn có thể sử dụng Vaseline, vừa giúp bảo vệ da, vừa giúp giữ nước, tạo độ ẩm cho vùng da bong tróc, từ đó có tác dụng tránh để lại sẹo.
8. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Kem chống nắng
Mô sẹo là loại mô nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, do tia UV có thể làm biến đổi hình dạng và màu sắc, khiến cho vết sẹo trở nên thâm đen hơn và bong tróc khiến nhiều người đặt câu hỏi vết bỏng bị thâm đen phải làm sao. Đặc biệt, trong giai đoạn lên da non, da còn yếu nên dễ bị tác động xấu bởi tia UV. Vì vậy, bôi kem chống nắng là bước vô cùng cần thiết trong quá trình chăm sóc vết bỏng lên da non.
Bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30+ và nên tập thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Ngoài ra, cần dặm lại kem chống nắng sau mỗi 2 - 3 tiếng để đạt được hiệu quả bảo vệ da tối ưu.
9. Vết bỏng bị tróc da nên bôi Kem trị sẹo
Ngoài các phương pháp trên, kem bôi trị sẹo cũng là một giải pháp hữu ích cho câu hỏi: Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Hiện nay, có rất nhiều loại kem trị sẹo bôi ngoài da được bánh trên thị trường có tác dụng giúp hạn chế sự xuất hiện của sẹo. Các loại kem trị sẹo thường chứa một số hoạt chất sau đây:
Allantoin
Allicin
Panthenol
Vết bỏng bị tróc da nên bôi Kem trị sẹo dưới hướng dẫn của bác sĩ
Ngoài ra, khi vết thương đang lên da non, bạn có thể sử dụng tấm silicon dioxide giúp làm mềm và phẳng sẹo, ngoài ra nó còn như một hàng rào bảo vệ da khỏi các tác động bên ngoài và giữ lại độ ẩm cho vùng da bị sẹo.
Ngoài các phương pháp bôi ngoài da, khi gặp tình trạng vết bỏng bị tróc da, bạn có thể lựa chọn các điều trị can thiệp bằng phương pháp y tế chuyên sâu hơn như: mài da, laser, tiêm corticosteroid, tiêm chất làm đầy da, liệu pháp áp lạnh hoặc phẫu thuật chỉnh sửa sẹo xấu. Khi áp dụng những phương pháp này, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chất lượng tốt, tránh gặp những biến chứng nghiêm trọng hơn.
10. Những điều không nên làm để vết bỏng bị tróc da không để lại sẹo
Bên cạnh các phương pháp điều trị như: vết bỏng bị tróc da nên bôi gì thì bạn cần lưu ý tránh một số điều trong quá trình điều trị:
Các phương pháp thiên nhiên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên dừng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu kích ứng, ngứa rát hay đỏ da.
Bạn nên kiên trì thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Bổ sung thêm dinh dưỡng từ hoa quả, rau xanh, tránh các thực phẩm có thể gây xấu đi tình trạng sẹo như: đồ nếp, thịt gà, rau muống hay đồ cay nóng….
Bổ sung thêm dinh dưỡng từ hoa quả, rau xanh
Khi nào vết bỏng bị tróc da cần đi khám bác sĩ?
Vùng da bị bỏng sau khi bị bong tróc thường rất nhạy cảm, không được vệ sinh đúng cách, khi tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường, tiếp xúc với bụi vải từ quần áo dẫn đến dị ứng mẩn đỏ, ngứa,... Bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị thuốc phù hợp với tình trạng da.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Cơ sở y tế uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện da liễu Hà Nội 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà NộiGiá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ
1900 3367
Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
Vết bỏng bị tróc da nên bôi gì?, bị bỏng nên làm gì với bài viết phía trên IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng đã giải đáp cho bạn câu hỏi trên, cùng những phương pháp điều trị vết bỏng bị bong da và một số lời khuyên từ các bác sĩ khi bạn gặp phải tình trạng này. Chúc bạn có một làn da khỏe, đẹp và tự tin!