Khi mắc phải tình trạng thiếu hụt tiểu cầu do virus Dengue gây ra ở người bệnh sốt xuất huyết, quá trình đông máu trong mạch máu có thể bị cản trở, dẫn đến chảy máu kéo dài. Vì vậy, chế độ ăn uống của người bị sốt xuất huyết cần phải tập trung vào các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể giúp tăng cường tiểu cầu để phục hồi sức khỏe. Vậy liệu uống nước dừa có tăng tiểu cầu không?
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm đặc trưng phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới trên toàn cầu, từ vĩ độ 35 độ Bắc đến 35 độ Nam. Các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm Đông Nam Á, các quốc gia Caribê như Puerto Rico và Quần đảo Virgin, cùng với các khu vực ở châu Đại Dương và Ấn Độ. Gần đây, tỷ lệ mắc bệnh cũng đã tăng lên ở các khu vực của Trung và Nam Mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh là một loại virus Dengue thuộc họ Flavivirus, được chia thành 4 phân loài là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus Dengue được truyền bởi nước bọt qua các vết cắn của muỗi Aedes aegypti. Các vết cắn có thể lặp lại nhiều lần, làm cho nhiều người trong cùng một khu vực đồng thời bị mắc bệnh. Virus Dengue tồn tại trong máu của người bệnh từ 2 đến 7 ngày. Trong thời gian này, muỗi Aedes aegypti có thể bị nhiễm bệnh khi chúng hút máu từ người bị nhiễm.
Tiểu cầu thấp liệu có nguy hiểm không?
Tuổi thọ của tiểu cầu thường chỉ từ 7 đến 10 ngày trước khi chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể. Đối với người khỏe mạnh, mức trung bình của tiểu cầu trong máu là khoảng 150.000 - 450.000 tế bào/microlit máu. Vì vậy, khi lượng tiểu cầu giảm đột ngột đến mức bất thường thì bạn cần đặc biệt chú ý. Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 50.000 tế bào/microlit máu được coi là mức độ nguy hiểm và nếu chỉ còn khoảng 10.000 - 20.000 tế bào/microlit máu sẽ được xem là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng.
Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm đột ngột và vượt quá mức cho phép, có thể gây ra những tình trạng sức khỏe nguy hiểm đối với cơ thể như: Xuất huyết (chảy máu), suy giảm khả năng đông máu và hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các biểu hiện như: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da và thậm chí là các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Tại sao sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu?
Sốt xuất huyết gây ra việc giảm tiểu cầu là do tuỷ xương, nơi sản xuất tiểu cầu, bị ức chế bởi các kháng thể trong giai đoạn nhiễm bệnh, dẫn đến phá huỷ một số lượng lớn tiểu cầu và tăng kết dính của chúng với nội mạc mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu cũng có thể bị các bạch cầu mono nhận diện nhầm và gây phá huỷ.
Để đánh giá tình trạng giảm tiểu cầu ở người mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm công thức máu tại các cơ sở y tế.
Đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, nếu chỉ số tiểu cầu (PLT) giảm dưới 50.000 tế bào/lít máu thì cần đến bệnh viện ngay.Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Bị sốt xuất huyết uống nước dừa có tăng tiểu cầu không?
Vậy uống nước dừa có tăng tiểu cầu không? Thêm nước dừa vào chế độ uống của người mắc bệnh sốt xuất huyết được khuyến khích bởi các chuyên gia y tế. Nước dừa không chỉ là một loại thức uống giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất điện giải có ích. Đặc biệt, việc tiêu thụ nước dừa có thể giúp tăng tiểu cầu trong huyết tương của những người mắc sốt xuất huyết và giảm thiểu tình trạng thiếu nước do các triệu chứng sốt gây ra.
Một số thực phẩm khác giúp tăng tiểu cầu tốt cho người bị sốt xuất huyết
Quả đu đủ
Theo chuyên gia, đu đủ là một trong những thực phẩm giúp tăng tiểu cầu hiệu quả. Ăn quả đu đủ hoặc uống nước ép lá đu đủ có thể giúp tăng cường số lượng tiểu cầu trong máu của bạn một cách nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nước ép đu đủ mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc chứng giảm tiểu cầu.
Quả lựu đỏ
Một loại trái cây tươi mát và phù hợp với người có tiểu cầu thấp là lựu đỏ. Lựu đỏ không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp duy trì mức tiểu cầu bình thường trong máu. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên thêm lựu đỏ vào chế độ ăn hàng ngày để phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, lựu đỏ cũng giàu hợp chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả cho cơ thể.
Các loại rau xanh
Rau xanh cũng là một loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của người bình thường nói chung và người bị sốt xuất huyết nói riêng để giúp tăng tiểu cầu hiệu quả.
Các loại rau xanh như bông cải xanh và rau chân vịt là nguồn giàu vitamin K, sắt và axit béo omega-3. Bên cạnh đó, hai loại rau này cũng cung cấp nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ gốc tự do khỏi cơ thể.
Sữa tươi
Mọi người đều biết về lợi ích của sữa tươi trong việc tạo xương và duy trì sức khỏe xương. Tuy nhiên, chắc hẳn ít người biết rằng sữa tươi cũng là một loại thực phẩm rất có ích cho việc tăng tiểu cầu?
Sữa tươi chứa vitamin K là một loại vitamin cần thiết cho quá trình đông máu hiệu quả. Do đó, việc uống sữa hàng ngày có thể giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu. Vì vậy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên thường xuyên uống sữa tươi để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Nho khô
Nho khô chứa nhiều sắt là một loại khoáng chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, sắt cũng là thành phần cần thiết để tạo ra Hemoglobin trong hồng cầu. Do đó, việc ăn nho khô hàng ngày cũng giúp tăng cường tiểu cầu một cách hiệu quả.
Thịt nạc
Đây là một thực phẩm tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn. Ăn thịt nạc như gà, cá và gà tây có thể giúp cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu. Những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin B12, kẽm và protein nên rất hữu ích trong việc tăng cường tiểu cầu một cách hiệu quả.
Bài biết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống nước dừa có tăng tiểu cầu không cũng như gợi ý một số thực phẩm tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Việc sử dụng nước dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy, thực phẩm này có thể được thêm vào chế độ ăn uống lành mạnh một cách an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
- Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị tiểu cầu thấp?
- Thuốc tăng tiểu cầu điều trị chứng giảm tiểu cầu