Từ bao đời nay, quan niệm về “trẻ sơ sinh phải vía” đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều bậc phụ huynh. Những câu chuyện về trẻ nhỏ quấy khóc, bỗng dưng ốm yếu và được cho là do “trúng vía” vẫn thường được truyền miệng. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao? Trẻ sơ sinh có thực sự “bị vía” hay không? Ba mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có cái nhìn khoa học và chính xác hơn về vấn đề trẻ sơ sinh phải vía này nhé!
Trẻ sơ sinh phải vía là gì?
Trong văn hóa Việt Nam, quan niệm “trẻ phải vía” đã tồn tại từ lâu. Theo đó, trẻ sơ sinh có thể bị “trúng vía” khi tiếp xúc với người lạ, đi ra ngoài vào ban đêm hoặc do những yếu tố tâm linh khác. Khi bị “trúng vía”, trẻ thường có các biểu hiện như quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú, hoặc có những hành động bất thường.
Phải vía thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp trẻ dưới 6 tháng bị phải vía.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh phải vía
Từ góc nhìn khoa học, chưa có bằng chứng nào chứng minh sự tồn tại của “vía”. Những biểu hiện mà người ta cho là “trúng vía” thường có thể giải thích bằng các nguyên nhân y khoa và tâm lý khác. Theo các nguyên nhân y khoa có thể gây ra các triệu chứng giống như “trúng vía”:
- Sức khỏe: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị các bệnh như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… gây ra tình trạng quấy khóc, khó chịu.
- Môi trường: Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh cũng có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất hoặc thừa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của trẻ.
- Do gió lạnh: Nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, da bị lạnh đột ngột khiến lỗ chân lông bé bị co lại gây tắc nghẽn mồ hôi. Từ đó khiến bé bị cảm lạnh, đau đầu, sốt cao và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài, dẫn tới các biểu hiện như trúng vía.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Một số bệnh lý như viêm tai giữa, mọc răng, dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
- Trạng thái cảm xúc của mẹ: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu mẹ căng thẳng, lo lắng, trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng và trở nên quấy khóc.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh phải vía
Câu chuyện về trẻ sơ sinh phải vía cũng như cách nhận biết tình trạng này không còn xa lạ với nhiều người. Theo truyền thống, trẻ sơ sinh phải vía thường có các dấu hiệu như bé trước đó vẫn khoẻ mạnh và ngoan ngoãn, nhưng đột nhiên trở nên cáu kỉnh, thường khóc đêm liên tục, dỗ thếnào bé cũng không nín. Bé cũng không có dấu hiệu ốm sốt.
Theo quan niệm dân gian, bé bị phải vía có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh bị phải vía khi ra ngoài vào ban đêm: Ba mẹ bé bé ra ngoài khi trời tối, gặp tà ma khiến bé quấy khóc không ngừng.
- Trẻ sơ sinh phải vía khi tiếp xúc với người có vía nặng: Bé sợ hãi, giật mình khi gần người có vía nặng.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh phải vía
Dưới đây là một số phương pháp dân gian ba mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên các phương pháp này dựa trên niềm tin dân gian, chưa được chứng minh qua nghiên cứu khoa học.
Đặt cành dâu tươi trước cửa phòng bé
Cây dâu theo quan niệm dân gian thường được sử dụng để xua đuổi tà ma. Vì thế, rất đơn giản, mẹ chỉ cần treo một cành dâu trước cửa phòng bé để đuổi vía dữ. Ngoài ra mẹ có thể rót thêm một chút nước tiểu vào cành dâu, sau đó đặt ở cửa ra vào. Hoặc dùng cành dâu và vung lên không khí xung quanh bé, đồng thời tạo áp lực đe doạ tà ma cho đến khi bé ngừng khóc.
Đặt tỏi ở cửa sổ và lối ra vào
Theo quan niệm dân gian, cách làm này sẽ ngăn chặn trẻ bị ma quả trêu chọc và quấy rối, do ma quỷ thường sợ tỏi sống. Vì thế, ba mẹ có thể đặt tỏi ở cửa sổ hoặc cửa ra vào để trừ tà ma. Ngoài ra, để tránh bé bị phải vía khi đi ban đêm, ba mẹ hãy cho một nhánh tỏi vào túi quần hoặc túi áo bé.
Giải vía xấu bằng đũa tre
Đây là cách giải vía được áp dụng nhiều nhất. Cách giải vía này sẽ giúp bé ngủ ngon và giảm khóc đêm. Mẹ hãy lấy đũa tre trẻ thành 9 (với bé gái) và 7 (với bé trai), sai đó đốt cháy. Hơ quanh người bé và đọc câu thần chú: “Vía lành thì ở, vía dữ thì đi” để tăng sức linh nghiệm.
Đốt bồ kết giải vía
Theo phương pháp này, ba mẹ hãy chuẩn bị một chậu than nhỏ, sau đó cho vài trái bồ kết vào đốt để phát ra mùi hương xua đuổi và giúp trẻ giảm khóc đêm. Tuy nhiên, mẹ nên đặt bé ở phòng khác và chỉ đốt bồ kết trong khoảng 5 phút để tránh làm bé khó thở.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sài và mẹo trị sài cho trẻ hiệu quả
Kết luận
Tóm lại, việc trẻ sơ sinh quấy khóc thường có những nguyên nhân cụ thể và có thể giải thích được bằng khoa học. Thay vì tin vào những quan niệm dân gian, các bậc phụ huynh nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế để có được những lời khuyên chính xác và phù hợp nhất. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam