1. Điểm tên những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm
Nằm giữa lằn ranh tác phẩm nghệ thuật táo bạo và giới hạn đạo đức, những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm trở thành vấn đề tranh cãi trong giới điện ảnh rất nhiều năm qua. Nội dung của các phim thường chứa cảnh bạo lực, tình dục, chính trị, tôn giáo,... một cách quá mức, khiến người xem khó chịu.
Dưới đây là danh sách những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở quốc tế:
1.1. Bridgerton
Bridgerton là bộ phim lịch sử giả tưởng của Anh thế kỷ 19, ra mắt trên Netflix năm 2020. Phim xoay quanh cuộc sống của các hậu duệ quý tộc và gây sốc vì nội dung quá nhạy cảm. Dù chỉ có 8 tập, Bridgerton nhanh chóng thu hút sự chú ý với mật độ cảnh nóng dày đặc.
Bộ phim này đã gây tranh cãi với những ý kiến trái chiều về việc đưa ra quá nhiều cảnh ân ái táo bạo. Trong đó, cảnh Daphne ép công tước Simon để cô có thai đã khiến khán giả phản đối và đặt ra cáo buộc về việc cổ xuý cưỡng bức nam giới.
Bridgerton là một trong những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở Trung Quốc do các quy định nội dung chặt chẽ của quốc gia này. Một số quốc gia khác như Singapore, Malaysia,... cũng đưa ra những hạn chế và giới hạn về độ tuổi hoặc nội dung đối với bộ phim.
1.2. Industry
Industry không chỉ là một bộ phim truyền hình tâm lý mà còn mở ra một hành trình sâu sắc về thế giới khắc nghiệt, nhiều cạm bẫy của ngành công nghiệp tài chính tại London, nước Anh. Nội dung phim xoay quanh nhóm các tân binh trẻ tuổi đang phải đối mặt với những thách thức và cám dỗ khôn lường trong thế giới đầy toan tính.
Ra mắt công chúng từ năm 2020, bộ phim đã gây sốc cho khán giả với một loạt các cảnh khỏa thân và cảnh "nóng" táo bạo của nhân vật. Vì lý do này, Industry bị hạn chế trên một số nền tảng và cấm xem đối với một số độ tuổi khán giả nhất định.
1.3. Game Of Thrones
Game Of Thrones là một loạt phim truyền hình giả tưởng đặc sắc của Anh - Mỹ. Bộ phim kể về một hành trình điên rồ xoay quanh cuộc đua khốc liệt giữa các gia tộc quý tộc trên lục địa Westeros. Trên con đường tìm kiếm quyền lực tối cao, các gia tộc phải đối mặt với những âm mưu, sự phản bội cùng tình cảm đan xen, tạo cho mạch phim sự bí ẩn và kịch tính.
Mặc dù vậy, Game Of Thrones cũng nhận vô số lời chỉ trích vì có phần lạm dụng những cảnh khỏa thân và bạo lực. Điều này đã khiến tác phẩm nằm trong top những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, gặp phải một hạn chế khi được chiếu trên các kênh truyền hình như: cắt cảnh, giới hạn độ tuổi,...
1.4. Euphoria
Euphoria là series phim với hàng loạt yếu tố nhạy cảm, gây tranh cãi như tình dục, bạo lực, ma túy, rượu bia cùng với nhiều vấn đề tâm lý và tinh thần khác. Tất cả được đạo diễn thể hiện một cách "trần trụi", chân thực và không ngần ngại "bóc từng lớp vỏ" cuộc sống của giới trẻ thời hiện đại.
Do tính chất nhạy cảm, nhiều quốc gia và kênh truyền hình đã áp đặt hạn chế độ tuổi cho "Euphoria", thậm chí cấm chiếu series này đối với những đối tượng không phù hợp.
Tại một số quốc gia, "Euphoria" chỉ được chiếu vào các khung giờ muộn hoặc trên các nền tảng dịch vụ streaming yêu cầu tuổi trưởng thành. Một số kênh còn áp đặt biện pháp cắt hoặc chỉnh sửa các đoạn nội dung nhạy cảm trước khi phát sóng để đảm bảo phù hợp với đối tượng khán giả cụ thể.
1.5. Obsession
Obsession kể về mối quan hệ bất chính giữa William - một bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng và Anna - bạn gái mới của Jay (một trong số đứa con của William). Cả hai chìm đắm trong những suy nghĩ không trong sáng và bị sức hút đặc biệt của đối phương dẫn lối.
Obsession là một hành trình đầy mê hoặc, đưa khán giả đi sâu vào thế giới tối tăm của sự “lãng mạn độc hại” và đắm chìm trong cơn cuồng nộ của tình dục. Với các yếu tố tình dục, bạo lực, tâm lý phức tạp và các chất gây nghiện, Obsession trở thành một trong những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm.
1.6. Normal People
Normal People là một series truyền hình kể về câu chuyện tình ngang trái giữa Marianne và Connell. Bộ phim là quá trình tìm lấy lại bản ngã và trưởng thành của những đứa trẻ trong xã hội. Họ lạc lối, bất lực, mang trong mình những vết thương rỉ máu trước khi đứng vững trên đôi chân của bản thân.
Đạo diễn phim vốn muốn khắc hoạ khía cạnh tình dục của giới trẻ như chính nó đang xảy ra trong cuộc sống thực, không hề được lãng mạn hóa. Chính vì vậy, Normal People bị một số khán giả gọi điện khiếu nại về những cảnh khỏa thân và giường chiếu quá đà.
Mặc dù mang ý nghĩa nhân văn nhưng Normal People vẫn bị liệt vào danh sách những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, bị giới hạn về độ tuổi và một số kênh chiếu.
1.7. Sex/Life
Sex/Life tập trung miêu tả đời sống tình dục và mối quan hệ phức tạp của nhân vật chính Billie Connelly. Billie là một phụ nữ đã kết hôn, bắt đầu nhớ lại quá khứ hồi đầu 20 tuổi của mình khi cô sống tự do, mạo hiểm với người yêu cũ, Brad Simon. Bộ phim này mang đến góc nhìn sâu sắc về hôn nhân và cuộc sống tình dục từ góc nhìn của phụ nữ.
Sex/Life có thể bị hạn chế đối với khán giả ở một số độ tuổi nhất định hoặc không được phát sóng trên các kênh truyền hình công cộng. Tuy nhiên, so với những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở trên, Sex/Life vẫn được đánh giá là bộ phim có chiều sâu.
1.8. Skins
Skins là một series truyền hình nổi tiếng, được phát sóng từ năm 2007 đến 2013. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của một nhóm thanh thiếu niên ở Bristol - Anh. Skins đã vấp phải nhiều tranh cãi và thậm chí bị cấm chiếu ở một số quốc gia do nội dung không phù hợp. Có tên ở list những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, Skins thường xuyên đề cập đến các vấn đề như tình dục, ma túy, bạo lực và tự tử.
2. Những cảnh nóng gây chấn động làng phim Việt
Bên cạnh những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở nước ngoài, làng điện ảnh Việt Nam cũng chứng kiến không ít những “bê bối” xung quanh việc sản xuất phim có nội dung gây tranh cãi. Một số bộ phim Việt vấp phải làn sóng phản đối vì vi phạm khía cạnh đạo đức:
- Vị (Taste):
Đứng đầu danh sách những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, “Vị” đề cập đến câu chuyện của một cầu thủ người Nigeria rời quê hương để làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hợp đồng với đội bóng kết thúc, anh ta kết bạn và chuyển đến sống cùng bốn phụ nữ trung niên Việt Nam.
Phim bị cấm chiếu do có cảnh khỏa thân tập thể kéo dài giữa cầu thủ Nigeria này với bốn phụ nữ lớn tuổi trong trong suốt quá trình sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi. Với thời lượng kéo dài hơn 30 phút trong xuyên suốt bộ phim, “Vị” đã bị “sờ gáy” và ngay lập tức bị cấm chiếu trên tất cả các nền tảng.
- Vợ ba:
Vợ ba là câu chuyện về cuộc hôn nhân sắp đặt, những sự kiện sinh tử và hoàn cảnh của người phụ nữ rơi vào bế tắc với chính số phận của mình.
Sự xuất hiện của một diễn viên 13 tuổi trong các cảnh nóng của Vợ ba đã khiến dư luận xôn xao. Đây cũng là một trong những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm và nhà sản xuất phải chịu mức phạt hành chính 50 triệu đồng.
- Chị chị em em (phần 1):
Chị chị em em 1 đã thu hút sự chú ý của khán giả khi tung ra một loạt cảnh nóng bỏng mắt, trong đó, các diễn viên không ngần ngại cởi hết 100% trên màn ảnh. Các tình tiết gợi cảm đã làm cho bộ phim trở thành tâm điểm chỉ trích khi thách thức các giá trị truyền thống và đạo đức của xã hội.
- Bẫy ngọt ngào:
Bẫy Ngọt Ngào đưa khán giả chứng kiến cuộc sống hôn nhân đầy bất hạnh của Camy (Bảo Anh) và Đăng Minh (Quốc Trường). Người chồng không chỉ chiếm hữu mà còn làm nhục vợ thông qua việc cưỡng hiếp cô ở mọi nơi và mọi lúc.
Bẫy Ngọt Ngào gây chấn động với các cảnh bạo lực tình dục thô bạo giữa hai diễn viên chính từ bàn ăn, ban công cho đến cả những nơi đông người. Phim đã được kiểm duyệt và phát hành với việc dán nhãn C18.
- Sugar Daddy & Sugar Baby:
"Sugar Daddy & Sugar Baby" lấy cảm hứng từ chủ đề gây sốt mạng xã hội gần đây. Tác phẩm đã gặp phải nhiều phản ứng trái chiều vì chứa nhiều cảnh "giường chiếu" táo bạo, lọt top những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm.
Những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm đặt ra nhiều quan ngại và tranh cãi của khán giả. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng đóng vai trò quan trọng trong việc nhìn nhận lại giới hạn của tự do ngôn luận và sự hài hoà giữa nghệ thuật cũng như giá trị đạo đức.