Ở mục tin tức hôm nay, https://kinhtevn.com.vn/ sẽ chia sẻ tới các bạn đọc tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 chi tiết trong bài viết dưới đây
Tìm hiểu đôi chút về hiệp định Giơnevơ 1954
Hiệp định Giơnevơ 1954 là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Giơnevơ, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Hội nghị Giơnevơ khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954.
Nội dung chính của Hiệp định Giơnevơ
Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết với các nội dung:
- Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia:
- Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.
- Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương.
- Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia.
- Không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước ngoài.
- Tổng tuyển cử ở mỗi nước.
- Không trả thù những người hợp tác với đối phương.
- Trao trả tù binh và người bị giam giữ.
- Thành lập Ủy ban liên hợp, Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế.
- Đối với riêng Việt Nam:
- Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày; chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.
- Những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (sông Bến Hải); không coi vĩ tuyến 17 là ranh giới chính trị hay lãnh thổ; cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam; cấm xây dựng căn cứ quân sự mới; cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào; cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ cho bất kỳ chính sách quân sự nào.
- Những điều khoản chính trị: Vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử vào tháng 7/1956; tự do chọn vùng sinh sống; trong khi chờ đợi không khủng bố, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
- Những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập.
Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954
Với Hiệp định Giơnevơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.
a) Miền Bắc
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
- Ngày 16/5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
b) Miền Nam
- Tháng 5 - 1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ..
- Mĩ thay Pháp, dựng chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
⇒ Đất nước bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được thống nhất thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước.
Nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước do âm mưu của Mĩ - Diệm nên chưa hoàn thành.
1. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta thu được 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Về nông nghiệp: nông dân hang hái khai khẩn ruộng đất hoang, tăng them trâu bò, sắm sử nông cụ. Kết quả: Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức chiến tranh thế giới thứ 2, về cơ bản nạn đói được giải quyết.
- Về công nghiệp: nhanh chóng phục hồi các cơ sở công nghiệp quan trọng, xây dựng them nhiều nhà máy. Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.
- Về thủ công nghiệp: có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất them, bảo đảm chu cầu tối thiểu đời sống, giải quyết một phần công việc cho người lao động. Kết quả: Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công ở miền Bắc tăng gấp 2 lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Về thương nghiệp:
- Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, cung cấp nhiều mặt hàng cho người dân.
- Giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương dần tập trung trong tay Nhà nước.
Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Về giao thông vận tải: một số tuyến đường sắt được khôi phục, sủa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng them nhiều bến cảng. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa
Cải tạo quan hệ sản xuất:
- Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc tiến hành cảo tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hình thức Hợp tác xã đã đảm bảo đời sống cho nhân dân, phục vụ cho cả chiến đấu ở miền Nam.
- Trọng tấm kinh tế miền Bắc là phát triển nên kinh tế quốc doanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa:
- Đạt được nhiều thành tựu: đến cuối 1960 căn bản xóa mù chữ cho người miền xuôi dưới 50 tuổi, hệ thống giáo dục Phổ thông được hoàn thiện căn bản, nhiều trường học và cơ sở y tế được mở ra…
2. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Trong cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc,… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất dần.
* Chủ trương của Đảng
- Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ:
+ Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
* Kết quả thực hiện
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông - xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
- Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.
- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế … được đẩy mạnh.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi