Khi thai nhi 25 tuần tuổi, dạ con của mẹ mỗi ngày cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé, lúc này mẹ sẽ cảm thấy khá khó chịu ở các cơ và dây chằng. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hoóc môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể. Vậy mẹ có thắc mắc rằng thai nhi tuần 25 đang phát triển như nào không? Con đã nặng được khoảng bao nhiêu gram? Mẹ hãy xem ngay bài viết dưới đây của Huggies nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
- Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Thai 25 tuần là mấy tháng?
Thai 25 tuần tương đương với khoảng 5 tháng 3 tuần (hoặc gần 6 tháng). Trong một tháng trung bình có khoảng 4 tuần, nên mẹ có thể tính như sau: 25 tuần / 4 tuần = 6,25 tháng. Ở giai đoạn thai 25 tuần, cả mẹ và bé đều có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là mẹ thường gặp một số dấu hiệu khó chịu như mệt mỏi, ợ nóng, khó tiêu... Vậy thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào? Tìm hiểu ngay sau đây!
Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?
Thai 25 tuần nặng bao nhiêu?
Thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu? Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, cân nặng thai nhi thường khoảng 756 gram. Cũng vào thời điểm này, thai nhi có chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 33.7 cm, kích thước bằng một quả bắp ngô. Tuy nhiên, trọng lượng và kích thước này có thể khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển riêng của từng em bé.
>> Xem thêm:
- Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
- Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
Thai nhi 25 tuần nặng 756 gram và dài khoảng 33.7 cm (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 25 tuần phát triển như thế nào?
Thai 25 tuần phát triển như thế nào? Mẹ có thể tham khảo một số đặc điểm phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi dưới đây nhé:
- Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn và đang đầy đặn dần lên.
- Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.
- Mũi của em bé bắt đầu hoạt động. Theo Whattoexpect, bên cạnh phổi, lỗ mũi và mũi của bé sẽ bắt đầu hoạt động hô hấp trao đổi khí trong tuần này. Trước đây, người ta tin rằng lỗ mũi chỉ mới được hình thành sơ bộ trong giai đoạn này, nhưng vài nghiên cứu mới nhất cho thấy mũi phát triển tại thời điểm sớm hơn và được giữ nguyên trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3. Tất nhiên là vì không có không khí trong đó nên em bé thực sự chỉ "thở" nước ối, nhưng bé vẫn có thể ngửi thấy nhiều mùi hương khác nhau trong tử cung vào tuần này.
- Khả năng nghe của bé tiếp tục hoàn thiện hơn, có thể nghe được giọng nói của mẹ và các âm thanh khác.
- Tóc bé đã dày hơn, có màu sắc rõ ràng hơn và nhất là làn da không còn nhăn nheo nữa.
- Hai tay cũng hoàn chỉnh hơn cả về hình dạng và chức năng. Móng tay đã xuất hiện. Tay bé trở nên khéo léo hơn, các ngón tay đã có thể co lại thành nắm đấm.
- Thai nhi tuần 25 của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.
>> Tham khảo thêm: Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
Tư thế của thai nhi 25 tuần
Tại thời điểm thai nhi tuần 25, em bé vẫn chưa quyết định được mình sẽ chuyển tư thế nào để chuẩn bị cho sự chào đời. Lúc này, tư thế của thai nhi 25 tuần như sau: Đầu vẫn nằm gần ngực mẹ, hai bàn chân đang huống xuống dưới.
Một số hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi đang phát triển rõ rệt (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi tuần 25 đang hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi đang phát triển trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 25
- Khi bụng của mẹ lớn ra vào giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của mẹ cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này mẹ có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Chính vì thế thi thoảng mẹ nên thở thật sâu. Khi mẹ nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của mẹ trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, mẹ cần phải để cho phổi đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả mẹ lẫn bé.
- Mẹ cũng có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó vào giai đoạn thai nhi tuần 25. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da mẹ đang duỗi ra. Mẹ có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên và đừng làm gì để da mẹ bị nóng lên.
- Có thể mẹ bầu mất ngủ khi mang thai tuần thứ 25 này. Mẹ thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Mẹ cũng có thể sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay mẹ sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này và có thể mẹ cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu thấy cần thiết. Nếu mẹ cảm thấy quá khó chịu thì hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
- Ngoài ra, mẹ có thể cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Hiện chưa rõ nguyên nhân chính của hội chứng này nhưng cơ chế chính tạo điều kiện cho “Hội chứng chân không yên” có thể là thay đổi nội tiết, cũng như thiếu hụt sắt và folate. Hội chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, uống thuốc bổ chứa sắt, folate, vitamin B12, magie và tránh uống cà phê, nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào nhé!
- Mẹ có thể cảm nhận các dây chằng và các cơ ở xương chậu bị kéo căng, gây đau ở khu vực chậu. Đây gọi là “Hội chứng rối loạn chức năng khớp mu” (SPD). Các bài tập kegel và nghiêng vùng xương chậu sẽ giúp cơ vùng này khỏe hơn.
- Ngoài ra, mẹ có thể trải qua những cơn co thắt Braxton Hicks bất thường và ít đau khi thay đổi vị trí. Đây là cách để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở sau này.
- Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kỳ ức chế sự rụng tóc như bình thường.
- Bầu bị trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và có thể gây trĩ. Trĩ sẽ gây cảm giác rất khó chịu nhưng chỉ xảy ra lúc mang thai và thường tự khỏi sau sinh, trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp theo chỉ định của bác sĩ.
- Đầy hơi: Khó tiêu làm sản sinh ra khí và khiến mẹ cảm thấy bị đầy hơi.
- Ợ nóng và khó tiêu: Tử cung lớn lên chèn lên dạ dày, đẩy axit dạ dày lên thực quản gây ợ nóng.
- Ngáy: Lưu lượng máu tới các màng nhầy gia tăng có thể gây nghẹt mũi và khiến mẹ ngủ ngáy.
>> Tham khảo thêm:
- Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 25 (Nguồn: Sưu tầm)
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Những thay đổi về tâm lý mà mẹ sẽ phải đối mặt là gì?
Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, tâm lý của người mẹ thường trải qua nhiều cảm xúc phức tạp do sự kết hợp giữa thay đổi hormone, sự phát triển của thai nhi và những thay đổi về thể chất. Dưới đây là một số trạng thái tâm lý phổ biến mà mẹ có thể trải qua:
- Lo lắng và căng thẳng: Mẹ có thể bắt đầu lo lắng nhiều hơn về quá trình sinh nở sắp tới cũng như sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Những suy nghĩ về trách nhiệm làm mẹ có thể khiến mẹ cảm thấy căng thẳng.
- Sự hào hứng và mong chờ: Song song với lo lắng, mẹ cũng có thể cảm thấy rất háo hức và mong chờ việc gặp bé. Những cử động rõ ràng của thai nhi trong bụng thường khiến mẹ cảm thấy gắn kết và yêu thương con hơn.
- Sự mệt mỏi và khó chịu: Do sự phát triển của thai nhi và cơ thể ngày càng nặng nề hơn, mẹ bầu bị mệt mỏi, khó chịu và thiếu kiên nhẫn. Các triệu chứng như đau lưng, khó thở hoặc mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý.
- Sự nhạy cảm và thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn, dễ xúc động hoặc thay đổi tâm trạng bất chợt. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường trong thai kỳ.
- Cần sự hỗ trợ: Nhiều bà mẹ cảm thấy cần sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để cảm thấy an tâm hơn. Những cuộc trò chuyện, lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm có thể giúp mẹ bớt lo lắng và cảm thấy được đồng cảm hơn.
Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như chăm sóc thể chất trong giai đoạn này. Các bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, và duy trì lối sống lành mạnh để giữ vững tâm lý ổn định.
>> Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
- 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
- Ngứa vùng kín khi mang thai: Các dấu hiệu bệnh lý
Mẹ mang thai tuần 25 nên làm gì?
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Tiếp tục ăn uống đầy đủ chất xơ, bổ sung nhiều rau, trái cây, các loại hạt, cá ít thủy ngân và thịt nạc. Không cần ăn gấp đôi mà chỉ cần duy trì đủ bữa và dinh dưỡng cần thiết.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tránh các môn thể thao đối kháng, nâng vật nặng hoặc nằm ngửa. Hãy lắng nghe cơ thể và tuân theo lời khuyên của bác sĩ, tập luyện thường xuyên nhưng không ép bản thân khi cảm thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt.
- Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước để tránh tình trạng táo bón, đầy hơi và trĩ.
- Dưỡng ẩm: Trong tuần thứ 25, mẹ có thể xuất hiện các vết rạn da trên bụng và ngực hoặc thậm chí bị nổi ban ngứa. Việc dưỡng ẩm hàng ngày sẽ giúp mẹ giảm thiểu những vấn đề này.
- Lên kế hoạch sinh: Dù không thể dự đoán chính xác quá trình sinh sẽ diễn ra như thế nào nhưng đây là thời điểm thích hợp để mẹ suy nghĩ về phương pháp sinh mong muốn.
- Chuẩn bị cho bé: Bắt đầu mua sắm những vật dụng, đồ sơ sinh cần thiết cho bé trước khi bụng lớn hơn và mẹ cảm thấy khó chịu hơn.
- Trang bị kiến thức về chăm sóc sơ sinh: Nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ, đây là lúc mẹ nên học hỏi về cách chăm sóc bé và những tình huống có thể xảy ra.
- Kiểm soát căng thẳng: Giai đoạn chuyển dạ đang đến gần, lo âu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những bà mẹ không duy trì tư tưởng tích cực trong thai kỳ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, tuần thứ 25 là thời điểm thích hợp để mẹ học cách kiểm soát căng thẳng.
Mẹ mang thai 25 tuần nên làm gì? (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
- Đau đầu khi mang thai: Cách chữa đau đầu hiệu quả
Một số dấu hiệu bất thường khi thai 25 tuần mẹ cần lưu ý
Nếu mẹ gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ra máu âm đạo, xuất hiện cơn gò tử cung hoặc các triệu chứng khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ: Điều này giúp tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Kiểm tra dị tật thai nhi: Thực hiện siêu âm theo lời khuyên của bác sĩ để tầm soát dị tật thai nhi.
- Tìm hiểu về dấu hiệu dọa sinh non: Đặc biệt quan trọng đối với những mẹ đã từng bị sảy thai, sinh non hoặc mang đa thai để có phương pháp điều trị giữ thai kịp thời.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi sinh.
Chỉ còn Ba tháng cuối nữa thôi là bạn sẽ được gặp bé yêu rồi đấy!
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo: Thai 26 tuần, thai 27 tuần, thai 28 tuần, thai 29 tuần, thai 30 tuần, thai 31 tuần, thai 32 tuần, thai 33 tuần, thai 34 tuần, thai 35 tuần, thai 36 tuần, thai 37 tuần, thai 38 tuần, thai 39 tuần, thai 40 tuần
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần
Một số câu hỏi thường gặp về mang thai tuần 25
Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?
Khi thai 25 tuần, mẹ thường tăng khoảng 7-11.5 kg so với cân nặng trước khi mang thai. Tuy nhiên, mức tăng cân này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của mỗi người. Việc tăng cân lành mạnh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy mẹ nên theo dõi cân nặng và tham khảo ý kiến bác sĩ để duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.
Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Khi thai 25 tuần, thai nhi thường nặng khoảng 756 gram. Đây là mức cân nặng chuẩn trung bình cho giai đoạn này. Tuy nhiên, cân nặng của thai nhi có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng của mẹ và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào?
Thai nhi tuần 25 trở nên hoạt bát, thích nhảy múa, nô đùa trong bụng mẹ và thường xuyên đạp nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận những cú đạp này rõ ràng nhất khi ngồi yên hoặc nằm nghỉ. Lúc này vì chân của bé vẫn còn quay xuống dưới nên em bé thường đạp nhiều ở phần tử cung và phần bụng dưới.
>> Nguồn tham khảo:
- 25 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 25 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
- 25 weeks pregnant | Raising Children Network
>> Mẹ có thể quan tâm một số loại tã cho bé:
- Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Loại nào phù hợp cho da bé?
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
- Nên dùng tã dán hay tã quần? Loại nào tốt? Cách chọn tã phù hợp cho bé
- Tã giấy là gì? Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh