1. Cân nặng thai nhi 34 tuần bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi 34 tuần ở tháng thứ 8 của thai kỳ đã dài chừng 45cm từ đầu đến chân, nặng khoảng 2,1 kg, xương đùi dài độ 64 mm.
Cùng với sự tăng trưởng về cân nặng, thai nhi 34 tuần tuổi còn có nhiều sự phát triển bất ngờ khác:
• Chuyển động của bé: Thai nhi đã có thể quay đầu ở tư thế chúc xuống và sẵn sàng để lọt qua tử cung. Đồng thời do “ngôi nhà” tử cung trở nên hạn hẹp hơn nên mẹ có thể cảm nhận rõ hơn các bộ phận của con như đầu gối, khuỷu tay, mông, tay… di chuyển dọc bên trong bụng.
• Lớp sáp dày hơn: Lớp phủ trắng bảo vệ da của con trở nên dày hơn và cung cấp chất nhầy có công dụng bôi trơn giúp quá trình sinh nở trở nên thuận lợi hơn.
• Hệ tiêu hóa hoàn thiện: Giúp con sẵn sàng hấp thu sữa mẹ khi chào đời, cùng với hệ hô cấp và hệ thần kinh cũng đã đi vào hoạt động bình thường.
• Xương phát triển, trở nên cứng cáp hơn.
• Hệ thần kinh phát triển: Hình ảnh siêu âm cho mẹ thấy hệ thần kinh của con đã hoàn thiện.
• Xuất hiện hormone giới tính ở bé trai và bé gái. Đặc biệt với bé trai, tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu.
• Móng tay dài hơn, có thể chạm đến đầu ngón tay.
Song song đó, cơ thể mẹ bầu ở tuần 34 cũng có nhiều thay đổi dễ dàng nhận biết như:
• Vòng bụng lớn hơn.
• Tay chân bị phù, có hiện tượng chuột rút
• Dễ bị chóng mặt.
• Xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton-hicks.
• Đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
• Đau xương chậu.
• Tăng tiết dịch âm đạo.
• Ngực, nở nang, căng và trở nên ngứa.
• Khó ngủ, mệt mỏi, hụt hơi.
• Thường xuyên đi tiểu.
2. Giải đáp thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
Nhiều mẹ băn khoăn thai nhi 34 tuần tuổi nặng 2kg có nhỏ không? Câu trả lời là bé có phần nhẹ hơn mức cân nặng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể, mẹ cũng đừng vì thế mà quá lo lắng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu cân nặng của thai nhi thấp hơn tiêu chuẩn quá nhiều, mẹ nên đến gặp bác sĩ phụ sản ngay. Nguyên nhân của tình trạng thai nhi nhẹ cân hơn so với tuần tuổi chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng của mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Cụ thể hơn, thiếu hụt dinh dưỡng khiến nhau thai nhỏ hơn bình thường, làm hạn chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng vào bào thai và các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai cũng giảm đi, dẫn đến thai nhi kém phát triển.
Ngoài ra, thai nhi nhẹ cân cũng có thể do mẹ mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc do các yếu tố như mẹ không được nghỉ ngơi, làm việc cực khổ, khoảng cách sinh quá dày, mẹ mắc bệnh trong thai kỳ,...
3. Cách chăm sóc thai nhi 34 tuần khỏe mạnh, tăng cân đạt chuẩn
Để đảm bảo thai nhi 34 tuần khỏe mạnh, tăng cân đạt chuẩn, mẹ cần ghi nhớ cách chăm sóc sau đây:
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Mẹ cần có chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất từ thực phẩm bao gồm:
• Bột đường: cơm, bún, phở,...
• Chất béo: dầu hạt lanh, quả óc chó,...
• Chất đạm: thịt bò, thịt nạc, tôm, cua,...
• Chất xơ: rau xanh, chuối, khoai lang,...
• Vitamin và khoáng chất: cam, nước dừa, cà rốt,...
• Sắt: lòng đỏ trứng, yến mạch, súp lơ xanh,...
• Canxi: sữa, các loại đậu, trứng gà, tôm...
Mẹ bầu cũng không nên ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín, đồng thời tránh xa các thói quen xấu như uống cà phê, bia, rượu, hút thuốc lá,...
>> Tìm hiểu thêm: Có thai không nên ăn gì? 15 thực phẩm bà bầu nên kiêng
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên duy trì thói quen uống sữa bầu mỗi ngày để cung cấp nền tảng dưỡng chất vững chắc cho bé phát triển tốt về thể chất và trí não, cũng như giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.
Với 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày cung cấp hệ dưỡng chất toàn diện cho thai nhi như: Axit Folic giúp phát triển hệ thần kinh, não bộ và giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh, cùng DHA phát triển tối ưu não và mắt, Canxi và vitamin cho con yêu hệ xương chắc khỏe,...
Thêm nữa, Frisomum Gold còn tiếp thêm cho mẹ bầu nguồn năng lượng tích cực với công thức sữa chứa Magie và vitamin nhóm B. Nhờ đó mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi, dễ tiêu hóa, cũng như có sức khỏe tốt chuẩn bị cho hành trình sinh nở sắp tới.
Không chỉ là sản phẩm được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI =25), mẹ có thể an tâm sử dụng mỗi ngày mà vẫn kiểm soát được cân nặng ổn định, ngăn ngừa béo phì và tiểu đường thai kỳ. Cùng với vị sữa thanh nhạt với hương cam thơm dịu và vani thanh mát giúp mẹ dễ uống mà không lo bị nghén.
3.2. Vận động nhẹ nhàng
Mẹ có thể tập luyện các môn thể thao như yoga (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập phù hợp), đi bộ để tăng lưu lượng máu, sức bền và độ dẻo dai, giúp mẹ có sức khỏe tốt, chuẩn bị cho quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Ngoài ra, các hoạt động thể chất nhẹ nhàng cũng giúp mẹ ngủ ngon hơn, giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng trong thai kỳ.
3.3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể mẹ có đủ thời gian hồi phục, tái tạo năng lượng mới. Vì thế, mẹ nên ngủ đủ giấc vào ban đêm và một giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Nếu không thể ngủ vào buổi tối, mẹ có thể ngả lưng nghỉ ngơi, cố gắng ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt.
3.4. Một vài lưu ý mẹ bầu 34 tuần cần biết
Ngoài tìm hiểu thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không, mẹ bầu cũng nên đặc biệt quan tâm một số lưu ý quan trọng sau:
• Phân biệt được hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo để tránh dẫn đến tình trạng sinh non hoặc thai chết lưu.
• Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ giúp mẹ chủ động nhập viện kịp thời, sẵn sàng tâm lý sinh nở, cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
• Khi xuất hiện tình trạng xuất huyết, đau vùng chậu dữ dội, mẹ bầu cần đến viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
• Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi lượng nước ối thường xuyên, kiểm tra sự phát triển của thai nhi, cũng như nhận được tư vấn nên lựa chọn phương pháp sinh nào phù hợp, an toàn cho mẹ và con.
4. Các câu hỏi thường gặp về thai nhi 34 tuần tuổi
Bên cạnh băn khoăn thai 34 tuần tuổi nặng 2kg có nhỏ không, mẹ bầu cũng thường có những thắc mắc như:
4.1. Thai 34 tuần sinh được chưa?
Một thai kỳ khỏe mạnh thường diễn ra trong khoảng 38-40 tuần. Thai 34 tuần vẫn có thể chào đời nhưng được xếp vào mức độ sinh non. Vì ra đời sớm hơn thời điểm thể chất của con hoàn toàn sẵn sàng nên trẻ sinh non cần được chăm sóc và hỗ trợ y tế bổ sung sau khi sinh ra. Đồng thời, đa phần các trẻ sinh non sẽ dễ mắc các vấn đề về hô hấp, tim mạch bẩm sinh, đường tiêu hóa,...
4.2. Đâu là dấu hiệu sinh sớm ở tuần 34?
Các dấu hiệu sinh non mẹ cần lưu ý là:
• Đau quặn bụng dưới thường xuyên hoặc đi kèm với triệu chứng tiêu chảy.
• Tăng tiết dịch âm đạo.
• Dịch âm đạo chảy nhiều nước hơn, lẫn máu hoặc nhiều chất nhầy hơn.
• Vùng lưng dưới bị đau âm ỉ, liên tục.
• Cảm giác thai nhi bị đẩy về phía dưới.
4.3. Thai nhi 34 tuần ít đạp có sao không?
Theo dõi tần suất thai nhi đạp là điều cần thiết nhằm đảm bảo tình hình sức khỏe của con yêu trong bụng mẹ. Vì thế, khi phát hiện thai nhi 34 tuần ít đạp, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra tình huống cụ thể, có giải pháp can thiệp kịp thời, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bé.
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã có lời giải đáp cho băn khoăn thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không, cũng như biết thêm cách chăm sóc con yêu tốt hơn. Để con yêu phát triển khỏe mạnh, thuận lợi chào đời, mẹ nên có chế độ ăn uống đầy đủ kết hợp vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, mẹ đừng quên uống sữa Frisomum Gold giúp con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ, cũng như cho mẹ sức khỏe tốt chuẩn bị cho hành trình sinh nở sắp tới.