1. Tài lanh là gì?
Để xác định tài lanh là gì, bạn cần phải hiểu nghĩa của từng tiếng cấu tạo nên từ này. Lanh được hiểu là tinh nhanh, sắc sảo, bạn có thể bắt gặp ở các từ ghép như lanh chanh, lanh lợi. Tài lanh dùng để chỉ những người thích tỏ ra là có hiểu biết, hay can thiệp vào chuyện của người khác.
2. Biểu hiện của người tài lanh
Sau khi biết tài lanh là gì, bạn có thể tham khảo các biểu hiện của người tài lanh để nhận biết những người có tính cách này trong cuộc sống. Cụ thể:
- Lanh lợi, nhanh nhẹn, trong hành động và lời nói.
- Thông minh, có hiểu biết nhưng thường can thiệp vào chuyện của người khác một cách thái quá.
- Luôn có mong muốn thể hiện bản thân.
- Luôn là người sôi nổi trong các cuộc tranh luận, cuộc họp đông người.
- Hay phản đối ý kiến của người khác bằng cách ngắt lời đối phương để thể hiện ý kiến cá nhân.
3. Từ đồng nghĩa với tài lanh?
Khi tìm hiểu từ đồng nghĩa với tài lanh là gì, bạn thường được gợi ý dùng các tính từ như láu cá, lanh lợi để diễn đạt thay cho tài lanh.
4. Đặt câu với từ tài lanh
Để nắm rõ tài lanh là gì, bạn có thể tham khảo thêm các ví dụ sau đây:
- Mày chỉ giỏi tài lanh thôi Minh ạ.
- Mấy thằng nhóc tài lanh tài lẹt, nghịch đủ thứ trò rồi phá làng phá xóm.
- Sao việc gì cũng có mày thế! Đúng là cái đồ tài lanh.
5. Tài lanh là tốt hay xấu?
Để đánh giá tài lanh là tốt hay xấu, bạn cần nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Về mặt tích cực, họ là người thích giúp đỡ người khác và có nhiều hiểu biết về cuộc sống. Tuy nhiên, những người này thường bị đánh giá thấp và khiến đối phương khó chịu khi thể hiện không ít điểm xấu như:
- Hay lo chuyện bao đồng, xen vào chuyện của người khác một cách thái quá.
- Không biết cách lắng nghe người khác.
- Không tôn trọng ý kiến, quan điểm của đối phương.
- Hay ồn ào, gây tranh cãi với mọi người xung quanh.
6. Cách để bớt tài lanh, hoàn thiện bản thân
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hoàn thiện bản thân khi tiếp xúc xã hội, giảm bớt cái tôi và hạn chế tính tài lanh. Cụ thể:
6.1. Lắng nghe đối phương
Hãy cho thấy bạn đang thực sự nghiêm túc lắng nghe ý kiến của đối phương và đưa ra góp ý một cách từ tốn, lịch sự. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên ngắt lời người khác. Một vài mẹo giúp bạn lắng nghe tốt hơn:
- Lắng nghe để thấu hiểu, đừng lắng nghe vì muốn tỏ ra lịch sự.
- Đừng quá ám ảnh bởi những gì bạn muốn chúng xảy ra.
- Đặt nhiều câu hỏi hơn.
- Chú ý đến tỷ lệ thời gian nói và nghe của bạn.
- Lặp lại những gì bạn nghe.
- Đợi đối phương trả lời xong, sau đó bạn có thể trả lời.
6.2. Im lặng khi cảm xúc không tốt
Đối phương không cần những cảm xúc tiêu cực, vì vậy, hãy giữ im lặng nếu tâm trạng của bạn không tốt. Nhiều người thường không kiềm chế được cảm xúc mà sẵn sàng “giận cá chém thớt”. Bạn sẽ hối hận khi nghĩ lại về hành động trong lúc tâm trạng bất ổn này. Bạn có thể tham khảo những ý dưới đây để áp dụng cho bản thân:
- Nghĩ trước khi nói.
- Chỉ nói ra những điều mình muốn thể hiện khi bản thân đã bình tĩnh hơn.
- Nghĩ đến hậu quả của lời nói trong lúc tức giận.
- Nói một câu chuyện hài hước hoặc chuyển hướng câu chuyện một cách khéo léo.
- Tránh xa những cảm xúc tiêu cực.
6.3. Cảm nhận sâu sắc về vấn đề
Bạn nên cởi mở để tiếp thu ý kiến một cách logic, giúp não bộ hiểu rõ hơn những thông tin đang được trình bày. Quá trình này góp phần củng cố kiến thức, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời, điều này cho bạn cơ hội tốt nhất để thể hiện tài trí của mình.
6.4. Đóng góp hết mình
Khi làm việc nhóm, bạn cần phải thể hiện khả năng lắng nghe và làm tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, tin tưởng vào đồng đội, đồng nghiệp của mình sẽ giúp tập thể đi xa hơn.
6.5. Thể hiện sự trách nhiệm
Khi gặp phải vấn đề khó khăn cần giải quyết, việc đầu tiên bạn phải làm là đưa ra phương án để giải quyết vấn đề thay vì quy trách nhiệm lên người khác. Một vài chú ý bạn cần nắm rõ:
- Luôn giữ kỷ luật cho bản thân.
- Giải quyết vấn đề một cách triệt để.
- Cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất có thể.
6.6. Tập trung vào vấn đề hơn là đi tranh cãi
Việc đổ lỗi, tức giận trước lỗi lầm của người khác sẽ không thể giải quyết được vấn đề. Chính vì vậy, bạn nên dừng phàn nàn và đổ lỗi, thay vào đó là cùng nhau tìm phương án để giải quyết vấn đề đã xảy ra. Cụ thể:
- Luôn nỗ lực, cố gắng trong công việc.
- Quý trọng thời gian.
- Biết nhận sai, không đổ lỗi.
- Biết lên kế hoạch.
- Tôn trọng sự cố gắng của người khác.
- Không than thở, viện cớ.
- Quản lý cảm xúc bản thân.
6.7. Quản lý cảm xúc
Việc quản lý cảm xúc giúp bạn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế, những người bình tĩnh và tự biết cách điều chỉnh hành vi của mình có khả năng hoàn thành tốt các công việc trên mức mong đợi. Một vài phương thức để bạn cải thiện khía cạnh này của bản thân như:
- Xem xét những tác động mà cảm xúc của bạn mang lại.
- Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc.
- “Định vị” những cảm xúc của bạn.
- Học cách hít thở sâu.
- Bộc lộ cảm xúc đúng lúc.
Tài lanh là gì? Những người mang tính cách này thường được đánh giá không tốt trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện để phát triển bản thân và đạt được nhiều thành công ở mọi khía cạnh của cuộc sống.