Chương trình học toán lớp 2 bao hàm rất nhiều kiến thực quan trọng để bé biết tính toán cơ bản đến nâng cao, là nền tảng để bé tiếp cận với các kiến thức cho năm học tiếp theo. Bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp, hệ thống lại kiến thức môn Toán theo chương trình lớp 2 hiện hành, giúp các em và quý phụ huynh chủ động tham khảo để giúp con em mình học tập, ôn luyện.
Nội dung chương trình học toán lớp 2 mới hiện hành có thể chia thành 2 phần chính là phần số và phần hình học. Nội dung chi tiết từng phần như sau:
Nội dung chương trình phần này giúp các em ghi nhớ và thực hành tốt các phép tính với số tự nhiên. Chi tiết các phép tính sẽ được học tại chương trình lớp 2 như sau:
Lấy 1 ví dụ về phép cộng 2 số tự nhiên như: 30 + 40 = 70.
Trong đó:
Như trong ví dụ trên, số 30 và 40 là số hạng, 70 là tổng. Hãy tự nghĩ một ví dụ phép cộng tương tự và yêu cầu con tìm số hạng, tổng trong phép tính.
Lấy 1 ví dụ dễ hiểu về phép trừ như: 70 - 30 = 40.
Trong đó:
Như trong ví dụ trên, số 70 là số bị trừ, số 30 là số trừ và số 40 là hiệu của phép trừ. Hãy tự nghĩ một ví dụ phép trừ tương tự và yêu cầu con tìm số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính.
Phần học này sẽ dạy các con cách đặt tính phép cộng theo hàng dọc, cộng với quy tắc “cộng hàng đơn vị trước và cộng hàng chục sau”.
Lấy 1 ví dụ về phép cộng như: 19 + 5 = 24. Đặt phép tính cộng theo hàng dọc, thực hiện lấy 9 + 5 bằng 14, viết 4, nhớ 1 (1 là 1 chục, sẽ cộng 1 chục thêm vào hàng chục của kết quả), cộng hàng chục là 1 + 0 bằng 1 thêm 1 bằng 2. Viết xuống kết quả phép cộng là 24.
Các con nếu thấy chưa hiểu, có thể sử dụng que tính, đồ vật với con số tương ứng phép công 19 với 5 để đếm tổng số là 24 cuối cùng, sau đó giải thích chi tiết hơn về nguyên tắc cộng theo hàng dọc. Hãy tự nghĩ một ví dụ phép cộng tương tự và yêu cầu con thực hiện tính theo hành dọc.
Lấy một ví dụ về phép tính có tổng cuối cùng bằng 100, thực hiện đặt tính theo hàng dọc. Ví dụ: 98+2, 72+28, 83+17.
Diễn giải cách tính này cho con hiểu: Đặt phép tính 83+17. Đầu tiên lấy hàng đơn vị cộng với nhau là 7 + 3 = 10, viết 0 nhớ 1). Tiếp đến cộng hàng chục với nhau là 8 + 1 = 9, cộng thêm 1 đã nhớ ở hàng đơn vị vào là 9 + 1 = 10, viết xuống kết quả số 10, ta có kết quả cuối cùng là 100.
Tiếp tục diễn giải với 2 phép tính còn lại, có thể thực hiện nhiều ví dụ hơn nếu con chưa nắm vững nguyên tắc thực hiện phép cộng này.
Lấy ví dụ phép tính cộng: … + 6 = 10, hỏi lại con số mấy cộng với 6 cho kết quả bằng 10, con trả lời là 4. Sau đó liên hệ lại phép tính là 4 = 10 - 6.
Dạy con ghi nhớ nguyên tắc để tìm một số hạng trong phép tính cộng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. Dạy con công thức tính: nếu gọi số hạng cần tìm là x, khi x + 6 = 10, ta thực hiện tìm x như sau: x = 10 - 6 = 4. Lấy thêm nhiều ví dụ minh họa để con làm thêm và ghi nhớ nguyên tắc.
Nội dung học toán lớp 2 này sẽ dạy con trẻ cách thực hiện phép trừ tìm kết quả theo hàng dọc, trừ từ hàng đơn vị đến hàng chục, học về phép trừ có nhớ đơn giản nhất.
Lấy một ví dụ: thực hiện phép trừ 25 - 9 theo hàng dọc. Thực hiện tính: Lấy 5 trừ 9 trước, vì 5 không trừ được 9 nên mượn 1 chục từ hàng chục, lúc này ta có 15 - 9 = 6, viết 6, nhớ lại 1. Thực hiện từ đến hàng chục: lấy 2 - 0 - 1 bằng 1, kết quả cuối cùng của phép trừ là 14.
Phụ huynh có thể đặt phép tính cộng ngược lại để minh chứng kết quả phép trừ đã thực hiện là chính xác. Phụ huynh lấy thêm nhiều ví dụ, hướng dẫn con em làm để ghi nhớ hơn nguyên tắc thực hiện phép trừ và nguyên tắc khi kiểm tra kết quả phép tính trừ: muốn tìm số bị trừ trong phép trừ, ta lấy hiệu đem cộng với số trừ.
Lấy một ví dụ về phép trừ: 10 - …= 7, hỏi con số 10 trừ số mấy bằng 7, con thực hiện tính và trả lời là 3. Phụ huynh liên hệ lại: 3 = 10 - 7. Tiếp đến, phụ huynh dẫn dắt đến nguyên tắc tính khi tìm số trừ trong phép trừ là: Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ thực hiện trừ đi hiệu. Lấy thêm nhiều ví dụ minh họa để con làm thêm và ghi nhớ nguyên tắc.
Lấy ví dụ: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 5 = 10. Phép tính có 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng có giá trị là 2. Phụ huynh dạy con chuyển từ phép cộng thành phép nhân, viết là: 2 x 5 = 10. Phép tính được đọc là: hai nhân năm bằng mười. Dấu “x” gọi là dấu nhân, phép tính này gọi là phép nhân.
Phụ huynh dạy con cách nhận biết số tròn chục, tròn trăm theo quy tắc sau:
Chú ý: Số tròn trăm luôn có thể gọi là một số tròn chục, nhưng số tròn chục thì chưa chắc đã là một số tròn trăm. Ví dụ: số 200 vừa là số tròn trăm vừa là số tròn chục. Số 20 là số tròn chục nhưng không phải số trong trăm. 250 là số tròn chục nhưng không phải là số tròn trăm.
Nội dung chương trình phần này sẽ giúp các em nhận diện và nắm được các đặc điểm cơ bản nhất của các hình học quen thuộc, như hình chữ nhật, tứ giác, đường thẳng,… Chi tiết nội dung phần hình học tại chương trình học toán lớp 2 như sau:
Phụ huynh hãy vẽ ví dụ về hình chữ nhật và hình tứ giác, hình tứ giác có thể bao gồm các hình học như: hình bình hành, hình thang, hình thoi. Phụ huynh sau đó dạy các em rằng: hình chữ nhật là một hình tứ giác. Đặc điểm của hình tứ giác như sau:
Hình tứ giác là hình học có tổng cộng 4 đoạn thẳng với 4 đỉnh (tương ứng 4 điểm ở 4 đỉnh). Hình chữ nhật bản thân cũng là một hình tứ giác nhưng có 4 góc vuông và 2 cặp cạnh bằng nhau. Cắt hình chữ nhật bằng giấy bìa, giấy cứng cho các con ghép, xếp, đếm để biết phân biệt hình.
Phụ huynh có thể dẫn dắt con biết cách ghép các hình với nhau thành hình chữ nhật, như: ghép 2 hình vuông sẽ tạo thành 1 hình chữ nhật, ghép 2 hình chữ nhật sẽ tạo thành 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông, ghép 2 hình tam giác bằng nhau sẽ tạo thành 1 hình tứ giác hoặc hình chữ nhật,…
Hướng dẫn, yêu cầu con vẽ với thước và bút đoạn thẳng AB. Đoạn thằng này nếu kéo dài về 2 phía sẽ tạo thành đường thẳng AB. Trên đường thẳng AB nếu lấy bất kỳ một điểm khác 2 điểm A và B, đặt là C thì ta có 3 điểm thẳng hàng. Như vậy tất cả các điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng luôn thẳng hàng.
Lấy thêm nhiều ví dụ minh họa, hướng dẫn con chỉ ra điểm thẳng hàng trên hình, tìm 3 điểm, 4 điểm thẳng hàng trên đường thẳng.
Đây là đơn vị đo lường, dùng để thể hiện giá trị chiều dài của đoạn thẳng. Các đơn vị này khi quy đổi như sau:
Chu vi một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó. Chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh của hình tam giác. Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài 4 cạnh của hình tứ giác.
Ví dụ: Hình tam giác ABC có 3 cạnh là: AB, BC, CA. Chu vi tam giác ABC = AB + CA + BC. Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh là: AB, BC, DA, CD. Chu vi tứ giác ABCD = AB + BC + DA + CD.
Học Toán lớp 2 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Tư duy, khả năng tính toán và thúc đẩy thói quen sáng tạo của học sinh. Chương trình Toán lớp 2 cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học Toán ở các lớp tiếp theo. Qua việc học Toán lớp 2, học sinh không chỉ học được các kiến thức có ích mà còn được rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta đã thấy rằng môn Toán lớp 2 có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển Toán học của các học sinh. Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được xây dựng tại giai đoạn này, các em sẽ tự tin hơn khi tiếp tục học tập và đối mặt với những thử thách Toán học phức tạp ở các lớp tiếp theo.
Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập tốt cho con em mình, hãy xem xét việc đăng ký cho họ tham gia vào Trung tâm Toán Tư duy Hoa Kỳ - Mathnasium Việt Nam. Những khóa học Toán Tư duy lớp 2 chất lượng sẽ hỗ trợ học viên nhanh chóng củng cố kiến thức còn thiếu để tạo nền tảng vững vàng, đồng thời phát triển Tư duy logic cùng những kỹ năng khác.
Hãy giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình, bắt đầu bằng cột mốc chinh phục môn Toán để phát triển Tư duy, kỹ năng quan trọng và cần thiết để học tốt các môn khác, là “chìa khoá vàng” đồng hành cùng trẻ chinh phục nhiều mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Đăng ký ngay hôm nay!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/hoc-toan-lop-2-gom-kien-thuc-gi-tim-hieu-chuong-trinh-toan-lop-2-a25711.html