Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam. Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Xa hơn là các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của T.Việt. Trong đó có giả thuyết có tính thuyết phục hơn cả cho rằng TV bắt nguồn từ Ngữ hệ Nam Á nằm trong khu vực Đông Nam Á, bao trùm một vùng rộng lớn từ sông Dương Tử (Trung Quốc) cho tới Mianma (đất Thái Lan , Lào, Campuchia, Việt Nam,.) tới các bản đảo châu Đại dương. Ngữ hệ phân chia thành các dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer phân bố ở Nam Đông Dương. Hai ngôn ngữ Môn và Khmer ra đời sớm và có chữ viết. T. Việt là một ngôn ngữ thuộc dòng Môn - Khmer (được gọi là ngôn ngữ tiền Việt - Mường) chuyển thành chi Việt - Mường chung hoặc T.Việt cổ , sau tách thành tiếng Việt và tiếng Mường.
Có nhiều minh chứng về từ chứng tỏ T.Việt có nguồn gốc Môn - Khmer khi đối chiếu T.Việt với tiếng Mường, tiếng Tày - Thái và Khmer.
Trên thế giới có nhiều ngữ hệ. Mỗi ngữ hệ bao gồm các dòng ngôn ngữ, mỗi dòng ngôn ngữ bao gồm các nhánh ngôn ngữ, mỗi nhánh bao gồm một số ngôn ngữ, ta có một số ngữ hệ sau:
a. Ngữ hệ Ấn Âu: dòng Ấn Độ, Xlavơ, ieeman, roman. Dòng Xlavơ gồm các nhánh Đông Xlavơ , Nam Xlavơ …
b. Ngữ hệ Thổ Nhì Kì: Ngôn ngữ Thổ Nhì Kì, Adecbaidiăng…
c. Ngữ hệ Hán - Tạng: Dòng Hán, Tạng - Miến…
d. Ngữ hệ Nam Phương: Dòng Nam Thái, Nam Á, trong đó có tiếng Việt…biểu hiện theo sơ đồ sau:
Quá trình biển chuyển này được lí giải qua sự so sánh tiếng Việt với tiếng Mường, Tày - Thái, tiếng Khơme như sau:
VD: chim, sông, cá ,chân tay…có nguồn gốc Môn - Khmer; các từ đồng, rẫy, gạo.. có nguồn gốc Tày -Thái
Hoặc so sánh T.Việt với tiếng Mường để có thể tìm thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ:
*) Cơ sở vững chắc khẳng định: tiếng Việt có cội nguồn Nam Á và thuộc dòng ngôn ngữ Việt - Mường (phát triển thành tiếng Việt và tiếng Mường ngày nay), bên cạnh đó có sự xâm nhập mạnh mẽ của ngôn ngữ văn tự Hán.
-Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến thời kì Pháp thuộc, ngôn ngữ chính thống vẫn là tiếng Hán. Song tiếng Việt không bị hoàn toàn biến mất.
-Về loại hình: Tiếng Việt có nguồn gốc Nam Á. Tiếng Việt và tiếng Hán gần nhau, đều thuộc ngôn ngữ đơn lập - âm tích tính. Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt vay mượn rất nhiều tiếng Hán. Chiều hướng của sự vay mượn là “Việt hóa” về âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Việt hóa rất đa dạng, có nhiều cách và có hiệu quả như:
+ Giữ nguyên kết cấu và ý nghĩa một số từ: tâm, tài, đức, hạnh phúc,…
+ Đảo lại vị trí các tiếng của từ Hán: nhiệt náo - náo nhiệt
+ Đổi lại tiếng trong từ bằng tiếng khác: an phận thủ kì - an phận thủ thường…
+ Sao phỏng, dịch nghĩa sang tiếng Việt:
cửu trùng - chín lần
hồng nhan - má hồng
Thế kỉ XI, Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Các triều đại phong kiến Việt Nam đẩy mạnh việc học tiếng Hán. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái VN được hình thành và phát triển. Nhờ đó, hiện tượng Việt hóa được thể hiện qua nhiều sáng tác thơ văn. Đặc biệt dẫn đến hệ quả một loại chữ ghi lại tiếng Việt ra đời, đó là chữ Nôm.
Chữ Nôm là chữ viết của người Việt dựa vào yếu tố chữ Hán, ghi lại tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết. Chữ Nôm được sử dụng trong sáng tác văn chương với tên tuổi Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… các tác phẩm tiêu biểu như Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều…
Chữ Hán không là ngôn ngữ chính thống nữa nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép do cách dùng chữ Hán lâu đời và ảnh hưởng ngôn ngữ phương Tây: Pháp, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ (TK XV - TK XVII) đánh dấu bước phát triển vượt bậc cho hệ thống chữ viết T.Việt (là chữ viết ghi theo chữ cái Latinh ” phát âm thế nào thì viết như thế”. Nhất là phong trào Đông Kinh nghĩa thục quảng bá rộng rãi văn hóa, mở rộng dân trí. Tuy nhiên, chữ Hán ảnh hưởng rất sâu rộng đối với tiếng Việt. Ngoài ra, tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng chữ gốc Pháp như: xà phòng, cao su, săm lốp, ô tô, a xít, ba zơ…
Tiếng Việt được sử dụng và truyền bá rộng rãi, sử dụng văn bản chung của dân tộc và sáng tác văn chương như phong trào thơ mới, báo chí, dòng văn học lãng mạn và hiện thực phát triển từ những năm 30 của TK XX.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tiếng Việt giành lại vị trí xứng đáng, là ngôn ngữ chính thống của dân tộc và phát triển theo đặc trưng và bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng Việt hoàn toàn thay thế tiếng Pháp trong lĩnh vực nhà nước, toàn dân và đối ngoại. Tiếng Việt dùng trong mọi cấp học, nghiên cứu khoa học và là ngôn ngữ quốc gia.
Chữ Nôm: Thời kì Bắc thuộc, với ý chí độc lập tự chủ, cha ông ta dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ Nôm được hình thành TK VIII-IX, khoảng TK X-XI được định hình và phát triển mạnh vào TK VIV, XV . Chữ Nôm đã tồn tại và đóng góp vào sự phát triển của ngôn ngữ và văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm văn học ra đời như: Truyện Kiều - Nguyễn Du, thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…
*) Nhược điểm chữ Nôm: Nó tạo ra để ghi âm T.Việt nhưng không đánh vần được vì kí hiệu của nó không ghi âm vị và ghi âm tiết, dùng quá nhiều bộ chữ Hán khó đọc, khó nhớ. Thường muốn biết chữ Nôm phải biết qua chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó phổ biến rộng rãi.
Chữ quốc ngữ: Vào thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây truyền giảng đạo Thiên Chúa ở nước ta, dựa vào bộ chữ cái La Tinh để xây dựng nên một thứ chữ mới ghi âm lại tiếng Việt. Đó là chữ Quốc ngữ được sử dụng cho đến ngày nay. Ban đầu, chữ Quốc ngữ còn dùng trong phạm vi hạn chế ở nhà thờ và xứ đạo. Nhiều nhà Nho có ác cảm với thứ chữ này song nó vẫn được sử dụng ngày càng rộng rãi. Đầu TK XX, phong trào Duy Tân đã mở mang dân trí, khuyến khích sử dụng chữ Quốc ngữ, phong trào Đông kinh nghĩa thục ra sức cổ vũ dùng chữ Quốc ngữ. Đảng CSVN chú ý phổ cập chữ Quốc ngữ, tổ chức Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và đã giành địa vị chính thống của đất nước.
Chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của T.Việt với những nhiệm vụ sau:
-Nâng cao ý thức quý trọng T. Việt
-Rèn luyện sử dụng đúng T. Việt
-Phát triển vốn từ vựng T. Việt
Đối với cấp tiểu học, viết chữ đ ng, đẹp là một năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên (đặc biệt là giáo viên tiểu học), viết trên giấy và viết trên bảng.
Top 5 Xu hướng ngành Công nghiệp Dịch thuật năm 2023
Sự thật thú vị về ngôn ngữ
Tầm quan trọng của sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trong kinh doanh
AI và ChatGPT: Cách phát triển trong thị trường việc làm của lĩnh vực ngôn ngữ đang thay đổi
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nguon-goc-lich-su-hinh-thanh-va-qua-trinh-phat-trien-cua-tieng-viet-a25577.html