Cách khắc phục mức sử dụng GPU tăng đột biến lên 100% trên Windows

Mức sử dụng GPU của bạn có tăng vọt lên 100% ngay cả khi bạn chạy các tiến trình sử dụng ít tài nguyên hơn trên thiết bị của mình không? Game bạn chơi có bị lag, giật và đôi khi bị treo mặc dù phần cứng bạn đang sử dụng là hàng đầu không? Khi Task Manager hoặc phần mềm đồ họa của bên thứ ba cho thấy GPU của bạn đang bị quá tải, đó có thể là do sự cố phần mềm hoặc phần cứng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những lý do tại sao GPU có thể tăng vọt đến giới hạn tối đa và bạn có thể làm gì để khắc phục điều đó.

Tại sao mức sử dụng GPU tăng đột biến lên 100%?

Một số yếu tố có thể khiến mức sử dụng GPU của bạn tăng đột biến lên tới 100%, chẳng hạn như:

Trước những nguyên nhân này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách bạn có thể giữ mức sử dụng GPU của mình ở mức tối thiểu.

6 cách giảm mức sử dụng GPU khi nó tăng đột biến

Bạn có thể áp dụng các bản sửa lỗi sau để ngăn mức sử dụng GPU đạt đến giới hạn tối đa:

1. Kiểm tra các vấn đề với phần cứng

GPU WINDFORCE

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng sự cố không phải do vấn đề với phần cứng GPU của bạn. Để làm được điều đó, hãy khởi động vào Safe Mode trên Windows 11 (hoặc Windows 10), chế độ chỉ load các file và driver cần thiết. Nếu mức sử dụng GPU của bạn cũng tăng đột biến ở Safe Mode, thì sự cố có thể liên quan đến phần cứng. Vì thế, hãy:

Khi bạn đã kiểm tra mọi thứ ở trên và không có thứ gì là thủ phạm, hãy nhờ kỹ thuật viên có trình độ kiểm tra GPU của bạn. Nhưng trước khi làm điều đó, bạn có thể thử các giải pháp khác được liệt kê trong bài viết; họ có thể giúp bạn khắc phục sự cố.

Ngược lại, nếu khởi động thiết bị của bạn ở Safe Mode sẽ giải quyết được hoàn toàn sự cố; thì nghĩa là có vấn đề với phần mềm và không có vấn đề về phần cứng. Do đó, hãy bắt đầu thực hiện các bản sửa lỗi còn lại.

2. Ngừng làm quá tải GPU

Bạn có thể đang làm GPU của mình căng thẳng đến mức tối đa có thể, dẫn đến việc sử dụng GPU đạt 100% trong Task Manager. Làm thế nào để xác định xem điều này có đúng trong trường hợp của bạn không? Dễ thôi; chỉ cần kiểm tra các yêu cầu GPU của tiến trình tiêu tốn nhiều tài nguyên GPU nhất trong Task Manager.

Ví dụ, nếu mức sử dụng GPU tăng vọt lên 100% khi chơi một game cụ thể, hãy kiểm tra các yêu cầu hệ thống được đề xuất hoặc bắt buộc của game đó. Nếu sức mạnh GPU mà game đó cần cao hơn mức mà card đồ họa của bạn có thể cung cấp, thì game đó có thể sẽ sử dụng hết sức mạnh xử lý có sẵn. Do đó, việc sử dụng GPU có thể đạt đến giới hạn.

Để giảm mức sử dụng GPU, chỉ cần đóng một tác vụ như vậy là đủ. Dưới đây là các bước bạn cần làm để thực hiện điều này:

1. Nhấp chuột phải vào nút Start của Windows và chọn Task Manager.

2. Sắp xếp các tiến trình theo mức sử dụng GPU bằng cách nhấp vào cột GPU.

3. Nhấp chuột phải vào tiến trình ở đầu danh sách và chọn End Task.

Cách khắc phục mức sử dụng GPU tăng đột biến lên 100% trên Windows
Đóng Microsoft Teams bằng Task Manager

Nếu sự cố trên chỉ xảy ra đối với một tiến trình cụ thể, chẳng hạn như khi chơi video game, thì bạn nên tối ưu hóa cài đặt game để có được hiệu suất tốt nhất mà không làm quá tải GPU của mình. Giảm độ phân giải của game và điều chỉnh tốc độ khung hình để đạt được kết quả cân bằng. Ngoài ra, hãy tắt các cài đặt không cần thiết như overlay và phát lại tức thì.

3. Đảm bảo thiết bị không bị nhiễm phần mềm độc hại

Sự hiện diện của phần mềm độc hại cũng có thể gây gánh nặng cho GPU, đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sử dụng tài nguyên quá mức thường bị bỏ qua nhất. Phần mềm độc hại như crypto hijacker xâm nhập các thiết bị chỉ với một mục tiêu: Sử dụng tài nguyên hệ thống để khai thác và các mục đích khác. Nhưng làm thế nào bạn có thể biết nếu thiết bị của mình đã bị tấn công? Dễ thôi!

Trong Task Manager của thiết bị bị tấn công, bạn sẽ tìm thấy một hoặc nhiều tiến trình mờ ám sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống. Do đó, bạn nên làm theo các bước đã nêu ở trên và lọc ra những tiến trình mờ ám như vậy. Sau khi xác định được vị trí, hãy tìm kiếm về chúng trên web để xem chúng có phải là những tiến trình có vấn đề hay không.

Nếu đúng, hãy thực hiện quét ngoại tuyến Microsoft Defender hoặc sử dụng chương trình diệt virus của bên thứ ba để xác định vị trí và xóa chúng.

4. Cập nhật driver card đồ họa

Quá trình xử lý đồ họa của phần cứng cũng có thể bị ảnh hưởng do driver đồ họa lỗi thời. Do đó, nếu bạn chưa cập nhật driver đồ họa của mình trong một thời gian, thì bây giờ là lúc để làm điều đó. Không chắc chắn làm thế nào để thực hiện điều đó? Hãy xem hướng dẫn của Quantrimang.com về cách cập nhật driver card đồ họa. Nếu việc cập nhật driver đồ họa không có tác dụng, bạn nên gỡ cài đặt và cài đặt lại chúng.

5. Vô hiệu hóa tăng tốc phần cứng

Một nguyên nhân ít được biết đến khác của việc tiêu tốn tài nguyên GPU là khả năng tăng tốc phần cứng. Quá trình này liên quan đến việc offload các tác vụ sử dụng nhiều đồ họa sang phần cứng chuyên dụng, chẳng hạn như GPU, để giảm khối lượng công việc trên CPU. Mặc dù nó cải thiện hiệu suất của CPU, nhưng lại gây quá tải cho GPU.

Nhiều chương trình, bao gồm trình duyệt web, game, phần mềm thiết kế đồ họa và vô số chương trình khác, đi kèm với tính năng này. Do đó, nếu bạn thấy một ứng dụng ngốn quá nhiều tài nguyên và đã bật tính năng này, thì bạn nên tắt nó đi.

6. Ép xung GPU

GPU của bạn có hoạt động ở cài đặt ép xung không? Nếu vậy, đó có thẻ là nguyên nhân của vấn đề.

Khi thực hiện không đúng cách, việc ép xung có thể làm suy giảm nghiêm trọng hiệu suất của GPU. GPU bị quá tải, không có đủ luồng không khí đi qua chúng hoặc chạy ở điện áp không phù hợp sẽ dễ bị mất ổn định. Tệ hơn nữa, việc sử dụng GPU trong những tình huống như vậy có thể gây ra hư hỏng vật lý cho phần cứng.

Do đó, nếu bạn đang sử dụng GPU của mình ở cài đặt được ép xung, thì bây giờ là lúc để thay đổi cài đặt của nó về mặc định. Bạn nên ép xung GPU của mình, nếu có thể. Mặc dù bạn sẽ không thể có được hiệu suất như trước đây, nhưng việc nâng cao hiệu quả tổng thể sẽ ngăn việc sử dụng GPU tăng đột biến.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cach-khac-phuc-muc-su-dung-gpu-tang-dot-bien-len-100-tren-windows-a25533.html