Drift là một kỹ thuật lái xe mà trong đó người lái xe cố tình làm thừa lái trong khi vẫn có thể điều khiển được chiếc xe theo hướng mong muốn ở tốc độ cao, nhưng lại gây ra sự trượt bánh sau.
Một chiếc xe được xem như đang drift, trước khi vào góc cua góc trượt ở phía sau lớn hơn phía trước và bánh trước xoay ở hướng đối diện so với góc cua. Ví dụ như chiếc xe rẽ trái trong khi bánh phía trước đang ở vị trí rẽ phải.
“Kunimitsu Takahashi” là tên người đã sáng tạo ra những kỹ thuật drift đầu tiên vào những năm 70 và kể từ lúc này trở về sau các giải đua xe du lịch ở Nhật đã bắt đầu sử dụng phổ biến kỹ thuật drift này. Không phải đơn giản mà ông “Kunimitsu Takahashi” bước lên vị trí vô địch trong một số giải đua này và chiếm được thiện cảm của những người yêu motosport, thực chất ông đã sử dụng drift xe này để băng qua điểm mà chiếc xe gần nhất so với lề trong của góc cua (còn được gọi là apex) với tốc độ cao sau đó drift qua góc cua.
Kể từ đó Drift xe trở thành một môn thể thao đúng nghĩa và lan rộng sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Mới đây, lần đầu tiên drift xuất hiện chính thức trên màn ảnh rộng là ở phần 3 của series phim nổi tiếng The Fast and Furious, Tokyo Drift. Trong bộ phim này các bạn có thể thấy được cảnh người lái xe điều khiển chiếc xe của họ trượt qua 1 khúc cua, một drifter chuyên nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe khi lốp xe đang được chứ không còn lăn trên đường nữa.
Vào năm 1996, một trong những sự kiện drift đầu tiên diễn ra ngoài Nhật Bản được tổ chức tại trường đua Willow Spring, California và được tài trợ bởi tạp chí Option. Với sự góp mặt của ban giám khảo nổi tiếng gồm tay đua drag Kenji Okazaki, Landa và Tsuchiya và kể từ đây drift chính thức bùng nổ cho mọi người biết “Drift là gì” và trở thành 1 thể loại đua cực kỳ phổ biến ở Mỹ, Úc và các nước châu Âu.
Các loại xe dẫn động cầu sau hoặc 4WD là những xe được những tay đua đa phần sử dụng thực hiện nhiều kỹ thuật trong đó có drift xe nhằm giành được điểm số cao. Khá giống như các thể thức đua xe khác, drift cũng có những giải đua khác nhau với nhiều cấp độ khác nhau điển hình trong đó giải D1 Grand Prix ở Nhật và Mỹ là giải drift lớn nhất, tại đây quy tụ nhiều tay đua có danh tiếng trên thế giới.
Có thể nói sau giải đua D1 này, kỹ thuật drift đã thành công với mục đích phổ biến cho toàn thế giới biết khi mà hàng loạt các giải khác xuất hiện từ nhiều quốc gia khác nhau như NZ Drift Series ở New Zealand, Pro-drift ở Malaysia & Australia, Drift Mania ở Canada, King of Europe Drift Series ở châu Âu, Forumula D ở Mỹ, BDC ở Anh, Superdrift ở Italy, URC (United Racers Club) ở Bangladesh. Các giải đua này đã góp phần làm cho drift trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên chỉ có một số thể lệ được sửa đổi 1 chút để phù hợp với từng khu vực khác nhau còn lại vẫn chịu ảnh hưởng từ D1 Grand Prix.
Trước hết các tay đua cần thành thạo kỹ năng đua xe nếu muốn thực hiện kỹ thuật drift vì kỹ thuật này kết hợp sử dụng chân phanh, côn, ga và sang số nhanh (heel-and-toe) giúp các tay đua về số 1 cách hiệu quả và nhanh gọn nhằm tăng số vòng quay của động cơ trong khi việc sử dụng đồng thời dùng phanh nhằm dồn trọng lượng xe về phía trước.
Mục đích của kỹ thuật sang số này nhằm duy trì sự cân bằng giữa tốc động của bánh xe và tốc độ động cơ để động cơ không rung lắc khi về số. Tiếp theo là chân phải đặt ở vị trí chân ga, sử dụng chân trái đạp côn về số như bình thường và nhả côn.
Sau đó, giữ mũi chân phải ở chân phanh và đưa gót chân phải sang đạp chân ga cho đến khi vòng quay động cơ trùng với tốc độ của bánh xe. Khi đã đạt đến vòng quay cần thiết, nhả chân ga nhưng vẫn đạp phanh, đạp côn thêm một lần nữa về số. Khi người lái đã làm chủ được kỹ thuật sang số thì họ đã sẵn sàng để drift.
Kỹ thuật drift xe cơ bản (E-brake drift): Khi vào cua, kéo phanh khẩn cấp để khóa cứng bánh sau và đánh vô lăng đưa chiếc xe vào cua, phần thân sau xe sẽ trượt và xe bắt đầu drift.
Kỹ thuật drift xe nâng cao (Braking drift): Khi vào cua, đạp phanh để trọng lượng xe dồn về phía trước khiến phần thân sau xe bị hẫng và trượt bánh. Tiếp tục kết hợp sử dụng phanh và cần số để drift mà không cần phanh chết bánh sau.
Kỹ thuật drift nâng cao (Long-slide drift): Khi xe cách khúc cua ở một đoạn khá xa và di chuyển ở tốc độ 160 km/h, kéo phanh khẩn cấp để xe bắt đầu drift một đoạn dài cho đến khúc cua.
Kỹ thuật drift xe cơ bản (Clutch-kick drift): Đến gần hết khúc cua, người lái vẫn đạp ga, đạp côn để tăng số vòng động cơ và về số. Sau đó nhả côn khiến đuôi xe bị trượt do toàn bộ sức mạnh động cơ đột ngột dồn về cầu sau.
Kỹ thuật drift xe nâng cao: (Shift-lock drift): Khi gần đến khúc cua, người lái về số, nhả gà để giảm số vòng quay và giảm tốc độ động cơ. Sau đó nhả côn khiến bánh sau bị giảm tốc đột ngột và trượt đi.
Power-over drift: Kỹ thuật này đòi hỏi xe phải có động cơ thật mạnh mẽ vì tăng tốc xe khi vào cua nhằm tạo đà để xe trượt bánh khi ra khỏi cua
Dynamic drift (Kansei drift): Vào cua ở tốc độ cao và đột ngột nhả chân ga sẽ khiến trọng lượng xe dồn về phía trước, bánh sau bị trượt sẽ khiến xe drift.
Feint drift: Khi gần đến khúc cua, điều khiển xe ra làn ngoài nhằm dồn trọng lượng xe về hai bánh ngoài, sau đó nhanh chóng đánh tay lái đưa xe vào cua. Bất ngờ bị dồn trọng lượng sẽ khiến đuôi xe bị trượt và xe bắt đầu drift.
Dirt-drop drift: Kỹ thuật này giúp xe dễ dàng drift và duy trì tốc độ nhằm drift qua nhiều khúc cua, cụ thể là người lái đánh tay lái cho đuôi xe trệch khỏi đường đua ra khu vực có cát.
Các Drifter hầu hết sẽ sử dụng những xe thuận tiện nhất cho việc thực kỹ thuật drift, bao gồm:
Nói như vậy không có nghĩa là những xe dẫn động 4 bánh không thể drift, tuy nhiên để thực hiện được kỹ thuật này những xe này thường bị ngắt đi cầu trước để trở thành xe dẫn động cầu sau.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/drift-la-gi-ky-thuat-drift-xe-oto-dieu-luyen-anycarvn-a22369.html